Kết quả thực hiện Đê án Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế lâm nghiệp” giai đoạn 2006 - 2011
Lượt xem: 6511

Công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng:

Thực hiện Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các quy  định của Bộ Nông nghiệp &PTN Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã chỉ đạo thực hin nhiệm vụ rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng, thành lập Ban chỉ đạo tỉnh và tổ chuyên viên giúp việc.

Sau 2 năm (2006 - 2007) triển khai thực hiện rà soát, qui hoạch 3 loại rừng đã hoàn thành cụ thể như sau:

Tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp toàn tỉnh. 418.361 ha, chiếm 65,77 % diện tích đất tự nhiên, giảm 0,18% so với trước rà soát, trong đó:

- Rừng đặc dụng: 46.173 ha, chiếm 11,03% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 7,25% tổng diện tích tự nhiên, tăng 23.899 ha so với trước rà soát.

- Rừng phòng hộ: 170.208 ha, chiếm 40,68% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 26,75% tổng diện tích tự nhiên, giảm 75.487 ha so với trước rà soát.

- Rừng sản xuất: 201.980 ha, chiếm 48,28% diện tích đất lâm nghiệp và chiếm 31,75% tổng diện tích tự nhiên, tăng 50.482 ha so với trước rà soát.

Tuy nhiên đến năm 2010 do công tác thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ các công trình, nhà máy; diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp tiếp tục giảm, còn: 417.755,14 ha trong đó: Rừng đặc dụng 46.069,4 ha; rừng phòng hộ 169.878,69 ha; rừng sản xuất 201.807,1 ha).

- Sau khi rà soát quy hoạch đã tiến hành cắm mốc 3 loại rừng (quyết định phê duyệt số 273/2007/QĐ- UBND ngày 01/06/2007), với tổng số 4.946 mốc.

Kết quả trồng rừng phòng hộ, cảnh quan, sinh thủy:

- Tổng diện tích trồng rừng phòng hộ đầu nguồn: 5.500,2 ha/3.700 ha đạt 148,6% so kế hoạch đề án: (năm 2006: 747,6 ha, 2007: 398 ha, năm 2008: 667,3 ha; năm 2009: 1061,0 ha và năm 2010: 2626,3 ha).

- Tổng diện tích trồng rừng cảnh quan môi trường: 236,0 ha/300 ha đạt 78,77% so với kế hoạch đề án ( năm 2006: 15,0 ha; năm 2007: 15,0 ha, năm 2008: 15,0 ha; năm 2009 : 61,0 ha; năm 2010: 130 ha ), diện tích trên được trồng tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Hà, Sa Pa và TP. Lào Cai.

- Xây dựng đường băng cản lửa: 10 khi đạt 50% KH; (năm 2006: 5 khi, 2007: 5 km), các năm tiếp theo không thực hiện.

- Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có:

Năm 2006: 154.257,2 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; trong đó: Bảo vệ rừng trong hạn đầu tư 59.073,7 ha đạt 100% kế hoạch, bảo vệ rừng hết hạn đầu tư 95.183,5 ha.

Năm 2007: 159.057 ha rừng phòng hộ, đặc dụng; trong đó: Bảo vệ rừng trong hạn đầu tư 43.094 ha đạt 1000/0 KH , bảo vệ rừng hết hạn đầu tư 1 15.964 ha.

Năm 2008: 172.500 ha diện tích có rừng phòng hộ, đặc dụng; trong đó: Diện tích có kinh phí đầu tư 86.756,5 đạt 99,9 KH , diện tích chưa có kinh phí đầu tư: 85.743,5 ha.

Năm 2009: 186.680,3 ha diện tích có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; trong đó diện tích có kinh phí đầu tư 97.147,0 ha đạt 100% kế hoạch, diện tích chưa có kinh phí đầu từ 89.533,3 ha.

Năm 2010: 90.740,0 ha diện tích có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Kết quả trồng rừng kinh tế:

Trồng rừng tập trung: 27.767,9 ha đạt 167,72% kế hoạch đề án (năm 2006: 3.575,8 ha; năm 2007: 5.187 ha; năm 2008: 4.743,7 ha; năm 2009: 6.277 ha và năm 2010 đã trồng được 7.985,0 ha); trồng rừng sản xuất hàng năm vượt kế hoạch giao từ 20 - 30% năm.

- Trồng cây lâm nghiệp phân tán: Toàn tỉnh trồng được 7.560.804 cây các loại (năm 2006: 863.900 cây; năm 2007: 506.700 cây; năm 2008: 1.023.000 cây; năm 2009 : 1.167.204 cây và năm 2010 đã trồng được 4.000.000 cây).

Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác:

- Xây dựng mới và nâng cấp 06 vườn ươm cây giống; công tác quản lý giống cây lâm nghiệp được thực hiện đứng quy định, tuân thủ Pháp lệnh giống cây trồng và Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

- Tổng số trạm bảo vệ rừng đã có đến nay là 22 trạm; trong 3 năm 2006 - 2009 xây dựng mới 08 trạm.

- Công tác giao đất, giao rừng: Thực hiện Nghị định số 02/1994/NĐ-CP ngày 15/4/1994; Nghị định số 01/1995/NĐ-CP ngày 04/01/1995; Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về công tác giao đất, giao rừng; trong những năm qua tỉnh đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng, góp phần thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển; kết quả đã giao: 336.211 ha (trong đó, giao các tổ chức: 207.879 ha, giao các hộ gia đình: 128.332 ha). Đẩy mạnh việc giao đất giao rừng và cấp giấy quyền sử dụng đất để ổn định lâu dài nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ, phát triển rừng; có trách nhiệm với diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao; có kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên.

- Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: 68.785 giấy.

Thực hiện Quyết định số 297/2005/QĐ-TTg ngày 14/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới Lâm trường quốc doanh. Tỉnh đã chuyển 03 lâm trường: Lâm trường Văn Bàn, Lâm trường Bảo Yên, Lâm trường Bảo Thắng thành các Công ty Lâm nghiệp (Công ty Lâm nghiệp Văn Bàn, Công ty Lâm nghiệp Bảo Yên, Công ty Cổ phần Lâm nghiệp Bảo Thắng).

Hoạt động của các công ty TNHH lâm nghiệp, bước đầu có hiệu quả, hàng năm trích nộp ngân sách Nhà nước tăng. Hiện nay, các Công ty lâm nghiệp đang tập trung phát triển công nghiệp chế biến, nhằm góp phần nâng cao giá trị lâm sản. Tuy nhiên, do việc đầu tư công nghệ hiện đại đòi hỏi có vốn lớn, vùng nguyên liệu ổn định nên hiện tại các Công ty đang gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn và phát triển vùng nguyên liệu.

Về thực hiện vốn đầu tư:

- Tổng giá trị đầu tư ước đạt 271,5/240,8 tỷ đồng, bằng 112,7413% dự toán của Đề án (năm 2006: 29,9 tỷ đồng; năm 2007: 39,7 tỷ đồng, năm 2008: 44,8 tỷ đồng; năm 2009: 47,8 tỷ đồng, năm 2010: 109,3 tỷ đồng ), trong đó:

Nguồn vốn ngân sách: 153 tỷ đồng bằng 63,53% dự toán vốn của Đề án bao gồm: (vốn ngân sách TW hỗ trợ các mục tiêu, vốn các chương trình Khuyến nông, vốn 120 = 141,559 tỷ đồng); vốn ngân sách địa phương: 11,441 tỷ đồng. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp ước: 18,0 tỷ đồng; Vốn tự có của dân đóng góp ước: 100,5 tỷ đồng. Nhìn chung công tác tiếp nhận, quản lý, thanh toán các nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ được thực hiện chặt chẽ, kịp thời, đúng các quy định về quản lý tài chính.

Hiệu quả của đề án:

- Đến năm 2010 độ che phủ rừng toàn tỉnh bình quân đạt 50,1 % = 100% kế hoạch Đề án. Chỉ tiêu độ che phủ rừng luôn được định hướng cho từng năm, chỉ tiêu độ che phủ đã đạt được như kế hoạch, đề án, Nghị quyết của Tỉnh uỷ đề ra.

- Chất lượng rừng ngày càng được nâng lên; diện tích rừng giầu, rừng trung bình tăng lên từng năm; năng lực phòng hộ (bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai...) được phát huy, rõ nét, góp phần bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học của rừng . . .

- Đã quy hoạch xây dựng hình thành được vừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản, đang được hình thành ở các huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn. - Trữ lượng gỗ rừng trồng sản xuất đến năm 2010  ước đạt : 3. 319. 121 m3 , giá trị ước đạt: 1.690,0 tỷ đồng; sản lượng gỗ khai thác: 300.000 m3/năm, giá trị đạt 180 tỷ đồng.

- Sử dụng có hiệu quả đất trống đồi trọc, tạo việc làm cho người dân để góp phần xoá đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống, sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương ở vùng nông thôn miền núi; góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương, giúp thoát nghèo, từng bước ổn định cuộc sống, người dân lâm nghiệp từng bước có thu nhập chính từ sản xuất lâm nghiệp.

Tin liên quan
1 2 3 4 
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1