Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm biệt phái, tránh lợi dụng
Lượt xem: 1043
CTTĐT - Đại biểu Hà Đức Minh đề nghị bổ sung quy định biệt phái rõ ràng, tránh kéo dài và lạm dụng, thời hạn biệt phái không quá 3 năm.

Làm rõ khái niệm biệt phái, chống lạm dụng

Chiều 7/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở Tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).

anh tin bai

Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai)

Tại phiên thảo luận về Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), Đại biểu Hà Đức Minh (Đoàn Lào Cai) nêu rõ: Cần làm rõ khái niệm “biệt phái” để không bị hiểu sai hoặc vận dụng tuỳ tiện. Theo ông, quy định hiện hành về biệt phái cán bộ chưa đủ chặt chẽ, dễ dẫn tới việc điều động không đúng bản chất nhiệm vụ.

Đại biểu Hà Đức Minh đề xuất bổ sung cụm từ “trong khoảng thời gian nhất định” để phù hợp với thực tiễn và Luật Cán bộ, Công chức năm 2008, đồng thời xác định thời hạn biệt phái không quá 3 năm, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Cụ thể, Đại biểu Quốc hội Hà Đức Minh đề nghị sửa quy định thành: “Biệt phái là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác trong khoảng thời gian nhất định theo yêu cầu nhiệm vụ”.

Sự rõ ràng này, theo Đại biểu Hà Đức Minh, sẽ giúp tránh tình trạng biệt phái kéo dài, thiếu kiểm soát, dễ dẫn đến lạm dụng quyền lực hoặc né tránh luân chuyển theo quy trình bình thường.

Siết kỷ luật cán bộ bị kết án, chống bao che nội bộ

Đề cập đến việc xử lý cán bộ, công chức bị kết án, Đại biểu Hà Đức Minh thẳng thắn: “Cán bộ, công chức bị Tòa án kết án phạt tù không hưởng án treo hoặc phạm tội tham nhũng sẽ bị bãi nhiệm hoặc buộc thôi việc là đúng. Tuy nhiên, cần mở rộng áp dụng cả cho các trường hợp bị kết án phạt tù hưởng án treo”.

Đại biểu Hà Đức Minh lý giải, theo quy định của Đảng, cán bộ bị kết án dù hưởng án treo cũng thường bị khai trừ. Do đó, việc để họ tiếp tục công tác sẽ gây khó khăn trong quản lý, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức. Quy định sửa đổi cần đảm bảo tính nghiêm minh, đồng thời gửi thông điệp rõ ràng rằng: “Không khoan nhượng với hành vi vi phạm pháp luật, dù ở mức độ nào”.

Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề xuất hoàn thiện quy định về xếp loại đánh giá công chức. Với trường hợp công chức không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp, cần xem xét bố trí lại vị trí thấp hơn hoặc cho thôi việc, đảm bảo không có “vùng an toàn” cho sự trì trệ trong hệ thống công vụ.

Hoàng Nhưỡng/Báo Công Thương
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • Phim tài liệu: Lào Cai - Yên Bái: Cùng nhau bước đi, chạm tay đến ước mơ
    (19/04/2025)
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1