Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lan Anh: Giao quyền chủ động tuyển dụng cho cơ quan quản lý giáo dục là hợp lý
Lượt xem: 83

CTTĐT - Sáng ngày 06/5/2025, thảo luận tại Hội trường về xây dựng pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận, góp ý kiến vào dự thảo Luật Nhà giáo. Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai tham gia một số ý kiến góp ý vào dự án Luật

anh tin bai

Đại biểu Nguyễn Thị Lan Anh phát biểu tại hội trường

Đại biểu cho rằng, dự thảo Luật Nhà giáo không chỉ là sự ghi nhận xứng đáng vai trò, vị trí của nhà giáo mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để đội ngũ nhà giáo yên tâm công tác, toàn tâm toàn ý với nghề… Tuy nhiên, để dự thảo luật thực sự sát với thực tiễn, cần tiếp tục hoàn thiện một số nội dung cụ thể. Về quy định về tuyển dụng nhà giáo Điều 14, việc giao quyền chủ động tuyển dụng cho cơ quan quản lý giáo dục là hợp lý, góp phần tăng tính linh hoạt và phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, cần có quy định rõ ràng về thẩm quyền tuyển dụng tại địa phương trong quá trình sắp xếp bộ máy theo Nghị quyết số 18. Đồng thời, dự thảo cần bổ sung quy định cụ thể về tiêu chuẩn tuyển dụng, cơ chế thanh tra, giám sát, cũng như trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục và cơ quan quản lý khi xảy ra sai phạm. Các hành vi vi phạm, đặc biệt là tuyển dụng không minh bạch, cần có chế tài xử lý nghiêm minh. Đại biểu cũng đề xuất cho phép các Trường trung học phổ thông chuyên tham gia vào quá trình sát hạch, đánh giá đầu vào giáo viên, nhằm đảm bảo chất lượng tuyển chọn phù hợp với yêu cầu đào tạo học sinh năng khiếu. Về đối tượng ưu tiên tuyển dụng, đại biểu đề nghị bổ sung các nhóm như: nhà giáo giảng dạy trong môi trường độc hại, ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm; nhà giáo giảng dạy các ngành khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu cao như công nghệ, cơ khí, nông nghiệp công nghệ cao… Đây là giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trong công tác tuyển dụng giáo viên, nhất là trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở vùng khó khăn.

Liên quan đến điều động nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập tại Điều 19, đề nghị bổ sung nguyên tắc thông báo thời gian hợp lý trước khi điều động để nhà giáo có thời gian chuẩn bị, sắp xếp ổn định cuộc sống. Đồng thời, đại biểu kiến nghị bảo lưu phần chênh lệch hệ số lương trong trường hợp vị trí mới có hệ số thấp hơn, nhằm tránh thiệt thòi về thu nhập và tạo động lực để đội ngũ nhà giáo có năng lực mạnh dạn tham gia công tác quản lý…

Dự thảo Luật Nhà giáo nếu tiếp tục được hoàn thiện theo hướng rõ ràng, minh bạch và sát thực tiễn sẽ trở thành nền tảng pháp lý quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo - nhân tố then chốt trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Qua đó, tạo động lực phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đào Lê Huy/Cổng TTĐT Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • Phim tài liệu: Lào Cai - Yên Bái: Cùng nhau bước đi, chạm tay đến ước mơ
    (19/04/2025)
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1