Tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác
Lượt xem: 138
CTTĐT - Nhằm thực hiện nghiêm túc các quy định của Luật Khoáng sản 2010, các văn bản dưới luật và đảm bảo hoạt động khoáng sản theo đúng quy định pháp luật; Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có văn bản số 1484/STNMT-KSN ngày 28/5/2024 đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản và bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.

Các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh

Khẩn trương thực hiện các nội dung chỉ đạo của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 972/STNMT-KSN ngày 05/4/2024 đối với việc sử dụng đất các dự án khai thác khoáng sản của đơn vị; trong đó tập trung một số nội dung như: Lập Báo cáo tình hình sử dụng đất đai đối với các dự án khai thác khoáng sản của đơn vị gửi Sở Tài nguyên và Môi trường; dừng ngay các hoạt động khai thác, sử dụng đất ngoài ranh giới được thuê; chủ động phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất và hoàn thiện các thủ tục về đất đai, thuê đất;…

Có trách nhiệm lưu giữ, bảo vệ đối với: Khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại các bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác, kể cả khoáng sản là đất đá ở bãi thải mỏ; khoáng sản chưa khai thác trong diện tích đất đang sử dụng. Trước khi khai thác, sử dụng khoáng sản đi kèm phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 47 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016.

Đối với các đơn vị hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản apatit đồng thời thực hiện nghiêm túc thực hiện việc quản lý, bảo vệ quặng apatit loại IV và khối tài nguyên xen kẹp phát sinh trong quá trình khai thác theo văn bản số 761/STNMT-KSN ngày 19/3/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường; tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng khoa học, công nghệ mới trong khai thác, chế biến khoáng sản để nâng cao hiệu quả, an toàn của dự án, tránh lãng phí tài nguyên, đặc biệt là quặng nghèo (loại II, III, IV và quặng đuôi).

Nghiêm cấm các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản sử dụng đất khi chưa hoàn thiện thủ tục đất đai (bồi thường, giải phóng mặt bằng; chuyển mục đích sử dụng đất; thuê đất,…); sử dụng đất ngoài phạm vi dự án; khai thác ra ngoài phạm vi ranh giới, diện tích, mức sâu cho phép; vượt công suất, vượt trữ lượng được phép khai thác,…

Tổ chức rà soát, khôi phục các mốc cắm tại các điểm khép góc khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản theo tọa độ được ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và thực hiện thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực được phép hoạt động; tổ chức quản lý, bảo vệ không để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trong khu vực được phép hoạt động khoáng sản. Khi phát hiện có hoạt động khai thác khoáng sản trái phép phải báo báo ngay cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã để kịp thời xử lý theo quy định.

Thực hiện khai thác khoáng sản theo đúng nội dung Giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, thiết kế mỏ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ.

Chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật vi phạm các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo công tác kiểm tra, quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo các quy định của Luật Khoáng sản và Quyết định số 2426/QĐ-UBND ngày 06/10/2023 của UBND tỉnh. Tăng cường quản lý, giám sát các dự án hoạt động khoáng sản của các tổ chức khai thác, thăm dò khoáng sản trên địa bàn quản lý, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền, đúng quy định đối với các hành vi vi phạm,… Tiếp tục tổ chức thực hiện các nội dung đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Văn bản số 2843/STNMT-KSN ngày 29/9/2023.

Rà soát, quản lý, bảo vệ các nguồn nước khoáng, nước nóng thiên nhiên chưa khai thác trên địa bàn (nếu có). Kiên quyết ngăn chặn, xử lý đối với những trường hợp quảng cáo sử dụng nguồn nước khoáng, nước nóng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép.

Theo quy định, Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn quản lý xảy ra một số tình trạng như: Khai thác ngoài phạm vi, ranh giới được cấp phép; khai thác khoáng sản khi chưa hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thuê đất và các thủ tục khác có liên quan; khai thác khoáng sản trái phép, không phép mà không kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý, ngăn chặn,…/.

CTTĐT
Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1