Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại động vật
Lượt xem: 83
CTTĐT - Từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 02 trường hợp động vật mắc bệnh Dại, 01 người tử vong do bệnh Dại, 1.378 người phải đến cơ sở y tế điều trị dự phòng bệnh Dại. Để ngăn chặn nguy cơ gia tăng số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại do động vật cắn, số ca tử vong do bệnh Dại, đặc biệt là chó không tiêm phòng, thả rông, gây nguy hiểm cho người; Chủ tịch UBND tỉnh vừa ký văn bản số 3321/UBND-NLN yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại động vật.

UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật trong việc nuôi, quản lý chó, mèo, nhất là việc tiêm vắc xin và phòng, chống bệnh Dại; thực hiện đầy đủ việc tiêm và điều trị dự phòng bệnh Dại khi bị động vật, đặc biệt là chó, mèo cắn, cào. Kiên quyết xử lý nghiêm đối với trường hợp không tuân thủ đúng quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện, đơn vị liên quan và UBND cấp xã thực hiện tốt công tác giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ bệnh Dại, kịp thời cảnh báo, chia sẽ thông tin và phối hợp điều tra, xử lý triệt để các ổ dịch khi mới phát sinh. Tất cả các trường hợp nghi ngờ bệnh Dại động vật phải được lấy mẫu xét nghiệm.

anh tin bai

UBND cấp xã thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, số chó nuôi, tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý.

Chỉ đạo UBND cấp xã rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn chó, mèo trên địa bàn, đảm bảo tỷ lệ tối thiểu đạt trên 80% tổng đàn tại thời điểm tiêm phòng; tăng cường công tác quản lý chặt chẽ đàn chó, mèo nuôi; thống kê, tổng hợp, báo cáo đầy đủ, chính xác thông tin về các hộ nuôi chó, số chó nuôi, tiêm phòng vắc xin bệnh Dại trên địa bàn quản lý.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác phòng, chống bệnh Dại, nhất là việc để xảy ra trường hợp người tử vong do bệnh Dại.

Đối với UBND thị xã Sa Pa: Khẩn trương, tập trung triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn theo các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo đã được UBND tỉnh ban hành; ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh đạt hiệu quả. Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng tham gia giám sát tình hình bệnh Dại; thực hiện các hướng dẫn về phòng, chống bệnh Dại của cơ quan Thú y. Thống kê chính xác số hộ nuôi chó, số chó nuôi; rà soát, tiêm phòng bổ sung, tránh bỏ sót chó, mèo thuộc diện tiêm phòng, đảm bảo đạt tỷ lệ 100% tổng số chó mèo trong diện tiêm được tiêm phòng. Ở cấp xã thành lập đội chuyên trách để bắt giữ, xử lý chó thả rông, chó không tiêm vắc xin phòng bệnh dại; xử phạt hành chính đối với chủ nuôi chó không chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại, nuôi chó thả rông. Tăng cường công tác truyền thông trong Nhân dân về tình hình bệnh dại tại địa phương, nguy cơ và các biện pháp phòng chống bệnh Dại; tuyên truyền, vận động đảm bảo 100% các trường hợp phơi nhiễm với bệnh Dại đều được điều trị dự phòng theo quy định của ngành Y tế.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh. Chủ động tham mưu, đề xuất các giải pháp đảm bảo công tác phòng, chống bệnh Dại động vật đạt hiệu quả cao nhất.

Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chuẩn bị đầy đủ vắc xin, hóa chất đáp ứng nhu cầu phòng chống bệnh Dại động vật; tổ chức kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn công tác phòng, chống bệnh Dại tại các địa phương.

Sở Y tế:

Chỉ đạo các đơn vị y tế thực hiện các biện pháp quyết liệt phòng chống bệnh Dại ở người; tăng cường giám sát các trường hợp phơi nhiễm với bệnh Dại tại cộng đồng; đảm bảo tổ chức tốt việc tiêm vắc xin, huyết thanh kháng Dại cho người dân; tuyên truyền, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức phòng chống bệnh Dại, xử lý ngay vết thương khi bị chó, mèo cắn, cào; tư vấn, vận động người bị phơi nhiễm điều trị dự phòng kịp thời.

Tăng cường phối hợp liên ngành Y tế và Thú y để điều tra, giám sát và phát hiện sớm các trường hợp bị động vật mắc bệnh Dại, nghi mắc bệnh Dại cắn, cào, xử lý triệt để các ổ dịch bệnh.

Các sở, ngành liên quan:

Theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dại động vật trên địa bàn tỉnh./.

CTTĐT
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1