Một số quy định cụ thể về hoạt động đầu tư bằng nguồn vốn trong nước đối với các dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Lượt xem: 11791
1.Dự án đầu tư có liên quan đến xây dựng:
1.1. Nhà đầu tư không có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
            a) Nhà đầu tư có văn bản đề nghị cơ quan quản lý quy hoạch cấp chứng chỉ quy hoạch để lập dự án:
            + Cơ quan đầu mối và tiếp nhận hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và tổ chức lấy ý kiến các ngành liên quan, xem xét, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về phương án đăng ký đầu tư của nhà đầu tư.
            + Cơ quan cấp chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy giới thiệu địa điểm đất:
- Tại các Cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai (Đông Phố Mới, Bắc Duyên Hải, Tằng Loỏng): Ban quản lý các Cụm công nghiệp tỉnh Lào Cai là cơ quan dự kiến địa điểm đất để lập dự án.
- Tại Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành: Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai là cơ quan giới thiệu dự kiến địa điểm đất để lập dự án.
- Tại Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường: Ban quản lý xây dựng khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường là cơ quan cấp chứng chỉ quy hoạch để lập dự án.
- Tất cả các vị trí còn lại: Sở Xây dựng là cơ quan cấp chứng chỉ quy hoạch (đối với khu vực đã có quy hoạch được duyệt), hoặc giấy giới thiệu vị trí địa điểm đất để lập dự án sau khi có ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành và UBND huyện, thành phố có liên quan.
+ Số lượng hồ sơ: 04 bộ.
+ Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị giới thiệu địa điểm hoặc cấp chứng chỉ quy hoạch của chủ đầu tư.
- Quyết định thành lập tổ chức hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Trích lục Bản đồ địa chính, trích đo thửa đất (có ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành và các huyện, thành phố có liên quan).
+ Thời gian trả kết quả tối đa là 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b) Nhà đầu tư tổ chức lập dự án đầu tư (trong trường hợp nhà đầu tư không đủ năng lực tư vấn thì thuê đơn vị tư vấn lập dự án) theo quy định của Luật Xây dựng, dự án bao gồm 2 phần: Phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
c) Nhà đầu tư gửi hồ sơ dự án đến các Sở quản lý chuyên ngành theo nội dung chuyên ngành của dự án để thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định. Sau khi có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, nhà đầu tư tự tổ chức phê duyệt dự án. Trường hợp các công trình không phải lập dự án đầu tư mà chỉ lập Báo cáo Kinh tế kỹ thuật thì Chủ đầu tư tổ chức lấy ý kiến các ngành có liên quan và tự tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật - dự toán.
d) Sau khi phê duyệt dự án, lập Thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công - dự toán, Nhà đầu tư tiến hành thẩm định (nếu có đủ năng lực) hoặc thuê đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật bản vẽ thi công - dự toán. Khi có kết quả thẩm tra, nhà đầu tư quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán.
e) Đối với các dự án đầu tư vào các Cụm Công nghiệp, nhà đầu tư làm thủ tục thuê đất, nhận bàn giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ban quản lý các cụm công nghiệp tỉnh; Các dự án đầu tư vào Khu Thương mại Công nghiệp Kim Thành, Nhà đầu tư làm thủ tục thuê đất, nhận bàn giao đất và nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai. Đối với các vị trí còn lại, nhà đầu tư làm thủ tục thuê đất tại Sở Tài nguyên Môi trường (quy định tại Điều 20 Quy định này).
f) Khi có đủ thiết kế kỹ thuật thi công - dự toán được duyệt và hợp đồng thuê đất, nhà đầu tư đề nghị cấp phép xây dựng (quy định tại Điều 23 Quy định này) và tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu hoặc tự tổ chức thi công theo tiến độ dự án được phê duyệt.
1.2. Nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
a) Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ (trong đó có 1 bộ gốc) gửi về cơ quan tiếp nhận hồ sơ. Nội dung hồ sơ bao gồm:
- Bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu ban hành tại Quyết định số: 1088/2006/QĐ-BKH).
- Chứng chỉ quy hoạch hoặc giấy giới thiệu địa điểm đất để lập dự án đầu tư.
- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: bản sao quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các tài liệu tương đương khác đối với nhà đầu tư là tổ chức; bản sao hộ chiếu (đối với nhà đầu tư là cá nhân người nước ngoài) hoặc chứng minh nhân dân đối với nhà đầu tư trong nước.
- Báo cáo năng lực của nhà đầu tư (Thể hiện qua thông tin cơ bản về chủ đầu tư) bao gồm: Các tài liệu về tư cách pháp lý; đăng ký kinh doanh; sơ đồ tổ chức bộ máy; nhân sự chủ chốt; về năng lực kinh nghiệm thực hiện dự án; năng lực tài chính, trong đó cần kê khai báo cáo quyết toán/ kiểm toán của doanh nghiệp trong vòng 3 năm gần nhất (trừ các doanh nghiệp mới thành lập). Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm về sự chính xác các thông tin khai báo trên. 
            - Giải trình kinh tế - kỹ thuật (Quy định tại phần 1.3 Điều này).
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm xem xét, xin ý kiến các ngành có liên quan, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo trình UBND tỉnh Lào Cai xem xét có hay không cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư.
Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do cho nhà đầu tư.
c) Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư triển khai các bước tiếp theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này.
1.3. Giải trình kinh tế kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
Mục tiêu; quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ; giải pháp về môi trường.
a)      Phương án lựa chọn thiết bị công nghệ, nêu tóm tắt các ưu, khuyết điểm của từng phương án.
b)      Các phương án thiết kế sơ bộ bao gồm: Các bản vẽ thiết kế sơ bộ về tổng mặt bằng, mặt đứng các công trình chính, các phương án kiến trúc đảm bảo được công năng sử dụng, tuổi thọ công trình phù hợp với tuổi thọ của dự án, sơ bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu vực dự án và các điểm đấu nối có liên quan, đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư.
c)      Tiến độ thực hiện dự án: Xác định rõ các mốc thời điểm chính như hoàn chỉnh phê duyệt dự án, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng khu tái định cư, tái định canh, khởi công xây dựng công trình chính, hoàn thành và bàn giao đưa vào vận hành, khai thác (tiến độ xây dựng cụ thể cho từng quý).
d)      Nhu cầu sử dụng đất: Diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất cho cả đời dự án; sử dụng tạm thời trong thời gian thi công.
e)    Giải pháp về môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ Môi trường;
f)      Phương án phòng chống cháy nổ.
g)      Vốn đầu tư: Nguồn vốn dự kiến huy động để thực hiện dự án và các cam kết cho vay vốn của tổ chức tín dụng; phân kỳ đầu tư phù hợp với từng giai đoạn thi công (do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm về các thông tin khai báo).
h)      Phương án đền bù giải phóng mặt bằng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2.Dự án đầu tư không liên quan đến xây dựng:
a)    Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không liên quan đến xây dựng và không có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì nhà đầu tư tự tổ chức lập và phê duyệt dự án để triển khai thực hiện.
b)    Các dự án có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam, không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, không liên quan đến xây dựng có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện theo quy định tại các điểm 1.2, 1.3 khoản 1 Điều này; Tổ chức triển khai thực hiện dự án theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều này (trừ các nội dung về thiết kế sơ bộ và các văn bản liên quan đến xây dựng).

Tin liên quan
1 2 
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1