Dân tộc Giáy
Lượt xem: 14281
Dân tộc Giáy có khoảng 38.000 người, cư trú ở Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu và Cao Bằng. Người Giáy còn có tên gọi khác là Nhắng, Dẳng, Pâu Thìn, Cùi Chu, Xạ. Tiếng Giáy thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái.

Người Giáy làm ruộng nước là chính, rẫy chỉ là nguồn thu nhập thêm và thường cũng là chỗ chăn nuôi lợn, gà. Đồng bào nuôi nhiều trâu, ngựa, lợn, gà, vịt, có truyền thống dùng ngựa để cưỡi, thồ, dùng trâu kéo cày, kéo gỗ.

Đàn ông Giáy mặc quần áo, vấn khăn. Đàn bà có áo 5 thân xẻ nách bên phải cài cúc, mặc quần, đầu đội khăn hoặc vấn tóc để trần. Thường có trang trí trên sản phẩm dệt như áo nữ, túi đeo của nữ, gối, rèm cửa buồng, mũ trẻ em.

Làng người Giáy đông đúc, có khi tới cả trăm nhà. Họ ở nhà sàn (ở Hà Giang, Cao Bằng), hoặc nhà trệt (ở Lào Cai, Lai Châu. Gian giữa bao giờ cũng để tiếp khách và đặt bàn thờ tổ tiên. Mỗi cặp vợ chồng có một buồng nhỏ tại các gian khác. Bếp đun đặt ở một gian.

Bản làng của người Giáy ở Lào Cai Ném còn-trò chơi truyền thống của người Giáy

Theo phong tục Giáy, trong các gia đình vị thế nổi bật là người chồng, người cha. Con cái lấy họ theo cha. Nhà trai chủ động việc cưới xin, sau lễ cưới, cô dâu về ở cùng gia đình nhà chồng, tuy vậy việc ở rể cũng là phổ biến. Trước kia người Giáy có tục "kéo vợ", đó là trường hợp cô gái và gia đình cô ta đồng ý nhưng nhà trai không đủ tiền để cưới hỏi đàng hoàng, chàng trai phải tổ chức "kéo vợ".

Phụ nữ Giáy khi mang thai phải kiêng cữ và cúng cầu mong sinh nở yên lành. Dịp đứa bé đầy tháng, có lễ trình báo với tổ tiên và cầu xin tổ tiên phù hộ. Tên, ngày tháng năm sinh của mỗi người được thầy cúng ghi vào miếng vải đỏ, sẽ dùng để so tuổi khi tính chuyện cưới xin và chọn giờ trong việc đám ma của chính người đó.

Người Giáy cho rằng: ngoài thế giới người sinh sống còn có thế giới trên trời và thế giới trong lòng đất. Mỗi người chết đi nếu được cúng quải chu đáo thì được lên trời sung sướng, bằng không, sẽ phải xuống thế giới trong lòng đất đáng sợ.

Trên bàn thờ, người Giáy không chỉ thờ chung các đời tổ tiên mà còn thờ cả "vua bếp", trời, đất. Trong nhà, đồng bào cũng thờ cả bà mụ liên quan đến sinh đẻ và trẻ sơ sinh, thờ thổ thần, có khi thờ cả tổ tiên họ vợ. Những tổ tiên xa xưa được thờ làm "ma" giữ cửa.

Người Giáy có vốn truyện cổ, thơ ca, tục ngữ, câu đố, đồng dao... có nhiều truyện giải thích hiện tượng tự nhiên, có nhiều truyện thơ dài, có truyện kết hợp lời kể với lời hát. Dân ca phong phú, gồm nhiều loại, mỗi loại có nhiều bài, điệu khác nhau, đặc biệt các hình thức hát giao duyên nam nữ là sinh hoạt sôi nổi và hấp dẫn.

Cối xay bột bằng đá của người Giáy Biểu diễn nhạc cụ truyền thống của người Giáy

  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1