Thí điểm bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Lượt xem: 87
CTTĐT - Trong tháng 4/2024, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thí điểm Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT tại một số trường THPT và Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn 03 tỉnh, thành phố: tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh.

Việc tổ chức thí điểm Chương trình nhằm đánh giá thực trạng về kiến thức, kỹ năng lái xe an toàn của học sinh; từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp trong việc xây dựng quy định liên quan đến đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe (hoặc chứng chỉ/chứng nhận bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng lái xe an toàn) cho người điều khiển xe gắn máy (bao gồm xe máy điện) tại Việt Nam.

Nội dung Chương trình thí điểm bám sát các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong tình hình mới gồm: kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ; kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn; kiểm tra lý thuyết, thực hành và cấp chứng nhận hoàn thành Khóa bồi dưỡng.

anh tin bai

Đối tượng tổ chức thí điểm là học sinh THPT, tập trung khối lớp 10,11.

Định hướng nội dung đào tạo và kiểm tra trong Chương trình thí điểm tương tự nội dung đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng A1. Có 600 học viên của 03 tỉnh, thành phố tham gia Chương trình thí điểm đợt này. Bình quân mỗi tỉnh, thành phố có 200 học viên, đào tạo trong thời gian 03 ngày với 08 giảng viên và 12 phương tiện. Trong đó chương trình đào tạo phần lý thuyết gồm: Đạo đức và văn hóa giao thông; quy tắc giao thông; biển báo giao thông; tình huống giao thông; khoảng cách an toàn, vượt… Phần thực hành kỹ năng lái xe: Dự đoán rủi ro; kiểm tra trước khi lái tư thế lái xe, khởi động, kỹ năng lái xe an toàn (phanh/thăng bằng…); bài kiểm tra thực hành.

Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ chuyên gia đào tạo và một phần kinh phí cho công tác tổ chức, phương tiện đào tạo và vận chuyển các phương tiện đến các địa điểm đào tạo; tài liệu, mũ bảo hiểm tặng cho học viên, xe đưa đón học viên (nếu cần thiết).

Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là đơn vị đầu mối phối hợp với cơ quan đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo, VAMM và các cơ quan, đơn vị liên quan tại tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh trong thực hiện Chương trình thí điểm.

UBND tỉnh Lào Cai, tỉnh Hà Nam, thành phố Hồ Chí Minh giao cơ quan thường trực của Ban An toàn giao thông tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông, Trung tâm Đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh, thành phố và các đơn vị liên quan cử đại diện làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cơ quan đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo, VAMM thống nhất kế hoạch chung; xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức triển khai chương trình thí điểm theo đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình thí điểm; đề xuất các giải pháp, kiến nghị phù hợp…

Xem Kế hoạch tại đây:

Tải về

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1