Điều chỉnh một số nội dung Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Lượt xem: 101
CTTĐT - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 920/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 điều chỉnh một số nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Theo đó, Quyết định điều chỉnh 03 nội dung chính gồm: Đối tượng thực hiện; các dự án thành phần; phân công quản lý và tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương:

Điều chỉnh đối tượng thực hiện Chương trình:

- Xã, thôn vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, cá nhân người dân tộc Kinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo sinh sống ở xã, thôn đặc biệt khó khăn;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, các tổ chức kinh tế hoạt động ở địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn.

- Các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú; các trung tâm y tế huyện, bệnh viện tuyến huyện; các di tích, dự án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch nằm trong và ngoài danh mục địa bàn xã, thôn, bản vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định hiện hành, ưu tiên địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

anh tin bai

Điều chỉnh các nội dung góp phần tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình.

Điều chỉnh 09 dự án thành phần của Chương trình:

Dự án 2: Quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết.

Dự án 3: Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị.

Dự án 4: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc

Dự án 5: Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Dự án 6: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Dự án 7: Chăm sóc sức khoẻ Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Dự án 8: Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn.

Dự án 10: Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình.

Điều chỉnh phân công quản lý và tổ chức thực hiện các bộ, ngành, cơ quan Trung ương

Trong đó Bộ Dân tộc và Tôn giáo là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

Đồng thời điều chỉnh, phân công tổ chức thực hiện một số bộ, ngành Trung ương: Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chủ dự án thành phần, các cơ quan Trung ương tham gia Chương trình; cơ quan thông tin truyền thông…

UBND cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 05 năm và hàng năm. Tổ chức triển khai; giám sát, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh theo định kỳ, đột xuất. Chỉ đạo, phân công trách nhiệm của từng cấp và các sở, ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở. Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền, nhiệm vụ được giao. Chỉ đạo kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia các cấp và bộ máy tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo các cấp.

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Điều khoản chuyển tiếp

Đối với những dự án, nội dung công việc đang triển khai thực hiện trước ngày Quyết định số 920/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo đúng kế hoạch, danh mục, quyết định đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp có thay đổi về mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch vốn được giao để thực hiện Chương trình sau điều chỉnh, các cơ quan chủ quản Chương trình rà soát, đề xuất, có văn bản gửi Bộ Dân tộc và Tôn giáo để tổng hợp, bảo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh theo quy định hiện hành.

Việc tổ chức triển khai Chương trình sau điều chỉnh tại các địa phương sau khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp thực hiện theo quy định và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.

Các Bộ, cơ quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn triển khai tổ chức thực hiện Chương trình sau điều chỉnh, bảo đảm nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền và đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”; phù hợp với các quy định hiện hành, không vượt tổng mức kinh phí thực hiện Chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xử lý dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình nhưng không hợp thức hóa sai phạm, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, lợi ích nhóm./.

Tin liên quan
1 2 3 4 5  ... 
  • Phim tài liệu: Lào Cai - Yên Bái: Cùng nhau bước đi, chạm tay đến ước mơ
    (19/04/2025)
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1