23/06/2023
Lào Cai có 47 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận
Lượt xem: 12653
CTTĐT - Những năm qua, công tác đầu tư phát triển làng nghề đã được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Lào Cai, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông nhàn; cải thiện, nâng cao đời sống nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo; đồng thời tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ của địa phương.
Theo thống kê, hết năm 2022, tổng số cơ sở sản xuất kinh doanh trong làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh là hơn 3.200 cơ sở (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình). Tổng doanh thu từ ngành nghề nông thôn ước đạt gần 332 tỷ đồng; thu nhập bình quân trung bình đạt 6,8 triệu đồng/người/tháng. Lao động tham gia phát triển ngành nghề nông thôn thường xuyên và không thường xuyên là hơn 4.800 người.
Trong đó nhóm ngành nghề chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản và thực phẩm đạt doanh thu cao nhất với gần 133 tỷ đồng với 1.300 cơ sở, 1.927 lao động. Nhóm ngành nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ có doanh thu trên 86 tỷ đồng với 1.253 lao động và gần 850 lao động. Nhóm ngành nghề sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ đạt doanh thu gần 113 tỷ đồng/năm 2022 và có 1.638 lao động tham gia tại 1.105 cơ sở.
Đến nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có 47 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận (10 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống và 17 nghề truyền thống). Các làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận tập trung vào các nghề nấu rượu, may thêu thổ cẩm, đan lát, trạm khắc bạc, làm hương đốt, bánh phở. Trong đó 03 làng nghề có sản phẩm OCOP: Làng nghề nấu rượu, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà; Làng nghề nấu rượu, xã Thanh Bình, thị xã Sa Pa; Làng nghề chế biến miến dong, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát.
Nghề may, thêu thổ cẩm ở Sa Pa(Ảnh: LCĐT)
Toàn tỉnh có 16 nhãn hiệu làng nghề được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, trong đó nhãn hiệu cho sản phẩm rượu thủ công truyền thống chiếm đến 44% như rượu thóc Thanh Kim, rượu Sim San Bát Xát, rượu thóc Nậm Pung,... Các nhãn hiệu làng nghề còn lại bảo hộ cho các sản phẩm chế biến từ sản phẩm nông nghiệp như: tương ớt Khánh Yên Thượng, phở Bắc Hà, thịt trâu sấy Bảo Yên,… Hiện nay 16/16 nhãn hiệu làng nghề được chính quyền địa phương, người dân duy trì phát triển; hàng năm tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động địa phương, kích thích mở rộng sản xuất, quảng bá và nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ngoài các cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố Lào Cai đã có quy hoạch và phát triển rõ nét thì hầu hết các thị trấn, trung tâm cụm xã ở mỗi huyện đều hình thành tự phát các khu vực sản xuất kinh doanh trong khu vực nông thôn địa phương. Tại đây có mặt hầu hết các ngành nghề nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm chủ yếu tiêu dùng tại chỗ như: Chế biến nông lâm sản, sản xuất đồ mộc, may mặc, cơ khí sửa chữa, các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.
Qua rà soát, kiểm tra, 100% làng nghề, cơ sở sản xuất trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đã được hướng dẫn, kiểm tra về công tác bảo vê môi trường. Các làng nghề đã có biển quy định về bảo vệ môi trường làng nghề và 100% số xã đã bố trí cán bộ thực hiện công tác bảo vệ môi trường, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường.
Hiện nay các cơ sở vẫn chủ yếu sử dụng các trang thiết bị, công nghệ truyền thống để phát triển sản phẩm truyền thống. Do đó tỉnh Lào Cai luôn khuyến khích đầu tư và có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, đơn vị sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành nghề nông thôn triển khai đề tài nghiên cứu nhằm phát triển sản phẩm mới; sử dụng nguyên vật liệu mới; đưa kỹ thuật công nghệ mới để nâng cao chất lượng, giá trị sử dụng; nâng cao thẩm mỹ, độ bền, khả năng tồn trữ và vận chuyển sản phẩm; nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành; xử lý ô nhiễm môi trường,...
Cùng với đó, thời gian qua, nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ phát triển, bảo tồn, phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề, làng nghề tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề cũng đã được tỉnh Lào Cai ban hành để triển khai thực hiện như: Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2008 - 2010 và tầm nhìn 2020; Nghị quyết của Tỉnh ủy đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển nhanh và bền vững giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; Quy định chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; Quy chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường; Quy định chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; Quy định một số nội dung, mức chi hỗ trợ hoạt động khuyến công…
Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Lào Cai phát triển ngành nghề nông thôn trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với phát triển sản phẩm OCOP để đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm, tạo động lực để các cơ sở sản xuất phát triển về quy mô và chất lượng; tiếp tục đẩy mạnh lồng ghép nguồn kinh phí hỗ trợ khuyến công để hỗ trợ đầu tư các làng nghề, cơ sở ngành nghề nông thôn. Đồng thời rà soát quy hoạch ngành nghề nông thôn, xây dựng các dự án thành phần, trong đó tập trung ưu tiên xây dựng các đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm và là lợi thế của tỉnh; xây dựng Chương trình bảo tồn làng nghề gắn với du lịch và xây dựng nông thôn mới; tham mưu ban hành chính sách hỗ trợ các làng nghề sau công nhận và chính sách hỗ trợ phát triển các nghề mới; tiếp tục rà soát và lập hồ sơ công nhận danh hiệu các nghề và làng nghề. Quy hoạch, thành lập các cụm công nghiệp làng nghề để thu hút, bố trí các cơ sở vào sản xuất tập trung.
Danh sách nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận
|
I. Làng nghề
1. Làng nghề nấu Rượu ngô, thôn Mù Tráng Phìn, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2009
2. Làng nghề nấu rượu ngô Sảng Mản Thẩn, thôn Sê Mản, xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2009
3. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn Làng Mới, xã Tả Phời, thành phố Lào Cai: Công nhận năm 2010
4. Làng nghề đan lát cắt dán hàng mã, thôn Bảo Vinh, xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên: Công nhận năm 2010
5. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn tả Suối Câu 1, xã A Lù, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2011
6. Làng nghề may thêu thổ cẩm, thôn Nậm Rịa, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai: Công nhận năm 2011
7. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn Ky Quan San, xã Mường Hum, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2012
8. Làng nghề may thêu thổ cẩm, thôn Lao Ma Chải, xã Pha Long, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2014
9. Làng nghề làm hương đốt, thôn Lùng Thù Thù, xã Thải Giàng Phố, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2016
10. Làng nghề may, thêu thổ cẩm, thôn Ngải Trồ, xã Y Tý, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2017
|
II. Làng nghề truyền thống
1. Làng nghề nấu rượu truyền thống dân tộc Dao đỏ, thôn San Lùng, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2008
2. Làng nghề nấu rượu truyền thống dân tộc Pa Dí, thôn Cốc Ngù, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2008
3. Làng nghề mây tre đan dân tộc Nùng, Na Đẩy, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2008
4. Làng nghề nấu rượu truyền thống dân tộc Dao Đỏ, thôn Nậm Cần, xã Dần Thàng, huyện Văn Bàn: Công nhận năm 2008
5. Làng nghề mây tre đan lát dân tộc Dao đỏ, thôn Sín Hồ, xã Thanh Bình, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2008
6. Làng nghề dệt thêu thổ cẩm dân tộc H’Mông, thôn Cán Chư Sử, xã Cán Cấu, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2008
7. Nấu rượu Cao Sơn, thôn Ngải Phóng Chồ, xã Cao Sơn, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2009
8. Nấu rượu Dì Thàng, thôn Tả Chu Phùng, xã Tung chung Phố, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2009
9. Nấu rượu Sa Pả, thôn Sa Pả 9, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2009
10. Làng nghề nấu rượu, thôn Bản Phố 2A, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2010
11. Làng nghề nấu rượu, thôn Bản Kim, xã Thanh Bình, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa): Công nhận năm 2010
12. Làng nghề dệt may thổ cẩm, thôn Noong Khuấn, xã Khánh Yên Trung, huyện Văn Bàn: Công nhận năm 2010
13. Làng nghề nấu rượu thóc truyền thống, thôn Sim San 1, xã Ý Tý, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2011
14. Làng nghề nấu rượu ngô truyền thống, thôn Lao Chải, xã Quan Hồ Thẩn, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2011
15. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn Ky Công Hồ, xã Tòng Sành, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2012
16. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn Phìn Ngan, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2012
17. Làng nghề nấu rượu thóc, thôn Nậm Pung, xã Nậm Pung, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2013
18. Làng nghề trạm khắc bạc, thôn Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2013
19. Làng nghề nấu rượu ngô truyền thống, thôn Seng Sui, xã Lùng Thẩn, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2018
20. Làng nghề làm bánh phở, thôn Đội 1, 2 xã Nàn Sán, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2018
|
III. Nghề truyền thống
1. Nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Tày (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên: Công nhận năm 2008
2. Nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Tày (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên: Công nhận năm 2008
3. Nghề dệt thêu thổ cẩm truyền thống dân tộc Dao Đỏ (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), xã Bản Qua, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2008
4. Nghề chế biến thực phẩm truyền thống dân tộc Nùng (Sản phẩm: Lạp sườn, thịt hun khói, đậu sị), thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2008
5. Nghề chế biến thực phẩm truyền thống dân tộc Nùng (Sản phẩm: Tương ớt Mường Khương), thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương: Công nhận năm 2008
6. Nghề mây tre đan (sản phẩm đồ dùng sinh hoạt), thôn Hầu Trư Ngài, xã Mường Hoa, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa): Công nhận năm 2010
7. Nghề may, thêu thổ cẩm (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa): Công nhận năm 2011
8. Nghề may thêu thổ cẩm (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), thôn Ý Lình Hồ 1, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa: Công nhận năm 2011
9. Nghề rèn đúc (Sản phẩm: Dụng cụ phục vụ sản xuất), thôn Na Áng B, xã Na Hối, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2012
10. Nghề rèn đúc, thôn Bản Phố 2B, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2012
11. Nghề dệt thêu thổ cẩm (Sản phẩm: Trang phục và đồ trang trí), thôn Bản phố, xã Dền Thàng, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2013
12. Nghề chế biến Miến dong, thôn Thành Sơn, xã Bản Xèo, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2013
13. Nghề dệt bông vải, thôn Nậm Khánh, xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2013
14. Nghề làm hương, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai: Công nhận năm 2013
15. Nghề chế biến thuốc tắm, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa (nay là thị xã Sa Pa): Công nhận năm 2013
16. Nghề làm hương, thôn Làng Kim, xã Quang Kim, huyện Bát Xát: Công nhận năm 2014
17. Nghề trạm khắc bạc, thôn Cốc Môi, xã Na Hối, huyện Bắc Hà: Công nhận năm 2014
|
Thanh Huyền
Tin liên quan
-
Lào Cai: 98,35% cử tri nhất trí về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã
25/04/2025
(299
Lượt xem
)
-
Lào Cai: Khởi công xoá nhà tạm, nhà dột nát đạt gần 90% kế hoạch giai đoạn 2024 - 2025
24/04/2025
(281
Lượt xem
)
-
Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ đóng góp ý kiến dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2025 - 2030
24/04/2025
(314
Lượt xem
)
-
Gần 30.000 cán bộ, đảng viên tham gia học tập chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”
23/04/2025
(226
Lượt xem
)
-
Triệt phá đường dây tổ chức cho người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
22/04/2025
(230
Lượt xem
)
-
Năm 2025, trồng mới 22.270 cây phân tán trên các tuyến đường thuộc địa phận huyện Bắc Hà
22/04/2025
(40
Lượt xem
)
-
Ông Sùng A Lềnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Lào Cai được giao phụ trách Đoàn ĐBQH khóa XV tỉnh Lào Cai
22/04/2025
(176
Lượt xem
)
-
Lào Cai lấy ý kiến Nhân dân về việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp từ ngày 19 -23/4/2025
20/04/2025
(166
Lượt xem
)
-
Hoàn thành đổ bê tông cột móng đầu tiên tại gói thầu số 2, dự án đường dây 500kv Lào Cai - Vĩnh Yên
18/04/2025
(117
Lượt xem
)
-
Giáo dục Lào Cai đổi mới và hội nhập
18/04/2025
(86
Lượt xem
)
|