Chú trọng vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em vùng dân tộc thiểu số
Lượt xem: 736
CTTĐT - Lào Cai là tỉnh miền núi, biên giới có tới 4 huyện nghèo với 130 thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Do đó, nhiều năm nay tỉnh đã nỗ lực vận động nguồn lực xã hội để hỗ trợ, chăm lo cho trẻ em nơi đây.
anh tin bai

Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh Lào Cai tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2023.

Tích cực vận động nguồn lực

“Vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi” là Đề án thực hiện trong giai đoạn 2019-2025, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/5/2019 tại Quyết định số 588/QĐ-TTg. 

Theo Sở Lao động – TBXH tỉnh, để triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án theo Quyết định số 588/QĐ-TTg, tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong tỉnh tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Lào Cai, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố và Cổng thông tin điện tử tỉnh; tổ chức tuyên truyền tại cộng đồng thông qua hoạt động nhóm gia đình, trong nhà trường về chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến trẻ em, các chính sách cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đặc biệt là tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn thương tích và đuối nước cho trẻ em; quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt..

Theo đó, giai đoạn 2019-2022, các cấp, các ngành trong tỉnh đã xây dựng, biên soạn, phát hành trên 13 nghìn ấn phẩm truyền thông về bảo vệ chăm sóc trẻ em; phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em; phòng ngừa lao động trẻ em trái quy định của pháp luật và phòng chống tai nạn thương tích trẻ em. Đồng thời, lồng ghép tuyên truyền vận động nguồn lực xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em và truyền thông quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và đường dây nóng của tỉnh 18001136; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân đóng góp nguồn lực cho việc thực hiện Đề án.

Hằng năm, tỉnh Lào Cai đều xây dựng kế hoạch vận động nguồn lực; điều phối, vận động và lồng ghép, sử dụng các nguồn lực một cách công khai, minh bạch, tránh chồng chéo, trùng lặp. Đa dạng hóa nguồn lực, phương thức hỗ trợ phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi. Rà soát nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh các chính sách khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ công tác chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đóng góp, vận động nguồn lực thực hiện đề án và ủng hộ Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh.

Đặc biệt, thông qua Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em hàng năm cấp tỉnh và các sự kiện về trẻ em hàng năm đã huy động trực tiếp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp trao tặng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Lào Cai bằng hiện vật và tiền mặt. Cùng với đó, tỉnh Lào Cai đã ban hành Thư vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp nguồn ực, ủng hộ xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Lào Cai; tuyên truyền các hoạt động vận động xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Lào Cai để hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: Chương trình trái tim cho em, Chương trình phẫu thuật khuyết tật, hỗ trợ sửa chữa các công trình trường lớp, hỗ trợ trang thiết bị vui chơi cho các trường mầm non vùng khó khăn; cấp học bổng, tặng xe đạp,...

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, công tác này đã lan toả toàn hệ thống trường học và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân và mọi tầng lớp nhân dân. Đồng hành là các tổ chức đoàn thể bằng những hoạt động lồng ghép trong kế hoạch, chương trình; các huyện, thành phố thường xuyên tổ chức truyền thông vận động nhằm kịp thời hỗ trợ trẻ em tại các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi có nhu cầu hỗ trợ khám chữa bệnh và dinh dưỡng; hỗ trợ thiết bị vui chơi giải trí và đồ ấm cho trẻ em vùng cao…

anh tin bai

Quỹ bảo trợ trẻ tỉnh tặng quà cho các em học sinh xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà) năm 2022.

Lan toả yêu thương

Theo Sở Lao động – TBXH tỉnh, với sự chung tay của các cấp, các ngành, các đơn vị, tổ chức, cá nhân và người dân trong tỉnh, giai đoạn 2019-2022, Quỹ Bảo trợ Trẻ em tỉnh đã nhận được sự ủng hộ nguồn lực đạt trên 7,5 tỷ đồng. Trong đó, ủng hộ bằng hiện vật quy đổi đạt trên 6,03 tỷ đồng, ủng hộ bằng tiền đạt trên 1,48 tỷ đồng.

Từ nguồn lực nêu trên, Quỹ Bảo trợ Trẻ em đã tổ chức nhiều chương trình dành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai trên địa bàn tỉnh như: hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt với Chương trình Nhịp tim Việt Nam - The VinaCapital, Chương trình Trái tim cho em phối hợp với Vietel Lào Cai hỗ trợ phẫu thuật tim bẩm sinh cho 04 trẻ em; hỗ trợ hoạt động giáo dục, vui chơi giải trí và hỗ trợ đột xuất cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thông qua Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã tặng 1.000 suất học bổng, tặng đồ ấm mùa đông (chăn, áo ấm, giày, tất) cho 4.023 trẻ em, tặng học bổng và dụng cụ học tập cho 1.222 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, tặng 462 xe đạp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; mua sắm, lắp đặt 08 bộ thiết bị vui chơi ngoài trời cho 08 trường mầm non thuộc các xã khó khăn, vùng nghèo, dân tộc thiểu số; hỗ trợ đột xuất cho 143 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác như; tặng quà cho 11.453 trẻ em vùng khó khăn nhân các dịp lễ tết (ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, khai giảng năm học mới...)

Theo Sở Y tế tỉnh, triển khai “Gói hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em”, trong giai đoạn 2019-2022, ngành đã thực hiện hoạt động tuyên truyền vận động toàn dân tham gia phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em. Theo đó, có khoảng 27.500 trẻ em lứa tuổi mầm non và trẻ em lứa tuổi tiểu học, trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được 5 hỗ trợ cải thiện tình trạng dinh dưỡng với tổng số tiền là 7,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, đã tổ chức khám xác định các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, suy dinh dưỡng cho 4.000 lượt trẻ em dưới 72 tháng tuổi và tư vấn cho các bậc cha mẹ, cô giáo tại các trường mầm non các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức điều tra tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn 4 huyện nghèo (Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương và Bát Xát); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ tại cơ sở trong triển khai hoạt động Cải thiện dinh dưỡng nhằm phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.

Cùng với đó, thông qua triển khai thực hiện “Gói cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua khám, chữa bệnh cho trẻ em”, toàn tỉnh đã có có 35.000 trẻ em tại 70 xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh được hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe thông qua khám, chữa bệnh với tổng số tiền 17,5 tỷ đồng….

Thời gian tới, để có thêm nguồn lực xã hội chăm lo cho công tác trẻ em, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác trẻ em; đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực từ các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và toàn dân hỗ trợ cho trẻ em; hình thành mạng lưới thành viên là các nhà tài trợ, các tổ chức trong nước và quốc tế hỗ trợ nguồn lực bền vững, lâu dài; cung cấp cho các nhà tài trợ chương trình, kế hoạch vận động nguồn lực của cả giai đoạn và hàng năm, xác định nhu cầu, cung cấp địa chỉ cụ thể để các nhà tài trợ xây dựng phương án hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho trẻ em.

Xây dựng và vận hành hệ thống cơ quan hoặc ban vận động đầu mối liên thông 4 cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã để điều phối việc hỗ trợ cho trẻ em các xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi về khám chữa bệnh, hỗ trợ dinh 2 dưỡng cho trẻ em lứa tuổi mầm non, tiểu học và cung cấp dịch vụ vui chơi, giải trí cho trẻ em, hỗ trợ đồ ấm cho trẻ em phù hợp theo độ tuổi. Tăng cường công tác quản lý nhà nước; công khai, minh bạch trong quản lý, điều phối nguồn lực để tạo niềm tin tuyệt đối và phù hợp với yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tài trợ. Tiếp nhận, phân phối và triển khai các hoạt động hỗ trợ đúng quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng các sản phẩm hỗ trợ đáp ứng nhu cầu của các địa phương và đối tượng hưởng lợi./.

Hồng Minh
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1