Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến 14 loại khoáng sản tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Lượt xem: 1224
CTTĐT - Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023. Tại Quy hoạch, các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai (gồm Chì - Kẽm, Sắt, Đồng, Vàng, Apatit, Molipden, Đất hiếm, Vecmiculit, Serpentin, Grafit, Quarzit, Mica, Thạch anh, Nước khoáng và nước nóng thiên nhiên) đã được thống kê về trữ lượng, tài nguyên cũng như xây dựng các đề án, dự án thăm dò, khai thác, chế biến trong giai đoạn đến năm 2030 và giai đoạn 2031 - 2050.

Theo thống kê về trữ lượng và tài nguyên khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quy hoạch ban hành kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg; tỉnh Lào Cai có 04 mỏ quặng Chì - Kẽm với trữ lượng 131.814 tấn kim loại; 13 mỏ quặng Sắt với trữ lượng gần 133 triệu tấn; 10 mỏ quặng Đồng với trữ lượng trên 990 nghìn tấn kim loại; 02 mỏ Molipden có trữ lượng khoảng 28 nghìn tấn kim loại; 08 mỏ quặng Vàng với trữ lượng 48.414 kg vàng kim loại; 05 mỏ quặng đất hiếm với trữ lượng 346.364 tấn; quặng apatit có 09 mỏ với trữ lượng 1.960.126 nghìn tấn quặng nguyên khai; trên 21,1 triệu tấn quặng nguyên khai tại 01 mỏ Serpentin; Grafit có 03 mỏ với hơn 19 triệu tấn quặng nguyên khai; 02 mỏ Mica với 1.500 tấn quặng nguyên khai; 04 mỏ Quarzit với 45 triệu tấn; 01 mỏ Thạch anh với trữ lượng 243.056 tấn quặng nguyên khai; 01 mỏ Vermiculit với trữ lượng 100.000 tấn quặng nguyên khai và 02 mỏ Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên.

Đối với khoáng sản Chì - Kẽm, giai đoạn đến năm 2030 cấp mới 34 đề án thăm dò tại 07 tỉnh với mục tiêu trữ lượng đạt từ 1.000.000 ÷ 1.050.000 tấn trữ lượng kim loại; trong đó cấp mới 03 đề án thăm dò tại Lào Cai với mục tiêu trữ lượng 35.500 tấn kim loại (gồm khu vực Gia Khâu A, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương; khu vực Bản Mế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai; khu vực Suối Thầu, xã Bản Sen và xã Lùng Vai, huyện Mường Khương). Về khai thác, đầu tư mới các dự án tại 08 tỉnh với tổng công suất ≈ 1.689.000 tấn quặng Chì - Kẽm/năm để bổ sung sản lượng đối với các điểm mỏ hết hạn giấy phép; trong đó đầu tư mới 03 dự án tại tỉnh Lào Cai.

Đối với khoáng sản sắt, thăm dò mới, thăm dò mở rộng, nâng cấp trữ lượng các đề án tại 12 tỉnh với mục tiêu trữ lượng đạt 105.095 triệu tấn quặng nguyên khai trong giai đoạn đến năm 2030. Ở tỉnh Lào Cai, thực hiện thăm dò mở rộng, nâng cấp trữ lượng 03 đề án tại huyện Văn Bàn và thành phố Lào Cai với mục tiêu trữ lượng đạt gần 14,7 triệu tấn quặng nguyên khai. Duy trì sản lượng và phục hồi sản xuất các dự án đã cấp phép tổng sản lượng từ 5,0 - 5,5 triệu tấn nguyên khai; đầu tư mới 51 dự án/14 tỉnh với tổng công suất cấp mới 14,8 triệu tấn nguyên khai cung cấp cho các dự án gang thép trong nước. Trong đó đầu tư mới 05 dự án khai thác quặng sắt tại các mỏ thuộc huyện Văn Bàn và thành phố Lào Cai.

Quy hoạch về khoáng sản Đồng, giai đoạn đến năm 2030, hoàn thành các đề án thăm dò đã cấp phép như: Đề án thăm dò bổ sung trữ lượng phần sâu toàn mỏ đồng Sin Quyền - Lào Cai; Đề án thăm dò nâng cấp trữ lượng các khối tài nguyên 333 phần sâu mỏ đồng Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát - Lào Cai;... Thăm dò mới và thăm dò xuống sâu 16 đề án/06 tỉnh với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 600.000 tấn kim loại đồng; trong đó Lào Cai có 03 đề án. Giai đoạn 2031 - 2050 tiếp tục thăm dò xuống sâu, mở rộng 10 mỏ đang khai thác và cấp mới khi có phát hiện các điểm khoáng hóa và điều tra đánh giá địa chất. Đến năm 2030, duy trì sản lượng khai thác các mỏ đã cấp phép như Sin Quyền, Tả Phời, Vi Kẽm - Lào Cai; đầu tư mới, khai thác mở rộng, nâng công suất, thu hồi tinh quặng đồng tại 07 tỉnh. Giai đoạn 2031 - 2050 đầu tư khai thác xuống sâu các điểm mỏ đã thăm dò nâng cấp và đầu tư mới 05 điểm mỏ tại Lào Cai sau khi có kết quả thăm dò. Về chế biến, giai đoạn đến năm 2030 duy trì hoạt động các dự án đã cấp phép tại Lào Cai; cấp phép đầu tư mới nhà máy luyện đồng tại khu vực Khu Công nghiệp Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai và huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum; tổng công suất chế biến ≈ 110.000 tấn đồng kim loại/năm. Giai đoạn 2031 - 2050 duy trì sản lượng của các nhà máy luyện đồng đã được đầu tư, không cấp phép đầu tư mới, chỉ cấp phép đầu tư mở rộng nâng công suất khi đảm bảo nguồn nguyên liệu.

Giai đoạn đến năm 2030, hoàn thành dự án thăm dò Molipden đã cấp phép tại Lào Cai (Kin Tchang Hồ); đầu tư khai thác các mỏ molipden Kin Tchang Hồ, Pa Cheo - Lào Cai. Giai đoạn 2031 - 2050 thăm dò nâng cấp trữ lượng 01 điểm mỏ tại Lào Cai hoặc thăm dò mới các mỏ khác khi có kết quả điều tra, đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030; đầu tư mở rộng điểm mỏ Kin Tchang Hồ nếu có nhu cầu. Về chế biến khoáng sản Molipden, đầu tư xây dựng mới nhà máy sản xuất (NH4)2MoO4 hoặc luyện ferromolipden với công suất 200 tấn/năm và nâng công suất trong giai đoạn sau năm 2030 lên 400 tấn/năm.

Thăm dò mới, thăm dò bổ sung nâng cấp trữ lượng 01 điểm mỏ vàng tại huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai giai đoạn đến năm 2030 với mục tiêu trữ lượng 2.500 kg vàng. Giai đoạn đến năm 2030 duy trì khai thác đạt công suất thiết kế các mỏ hiện có và thu hồi tối đa khoáng sản vàng từ các dự án khai thác mỏ đồng, mỏ khoáng sản đa kim; đầu tư mới các mỏ đã cấp phép thăm dò trong giai đoạn trước và thăm dò mới giai đoạn 2021 - 2030.

Lào Cai cùng với Lai Châu là các tỉnh có trữ lượng đất hiếm lớn nhất cả nước; loại khoáng sản này giữ vai trò chiến lược đối với sự phát triển của các ngành kỹ thuật công nghệ cao của thế giới. Tại Lào Cai, giai đoạn đến năm 2030 sẽ thực hiện thăm dò nâng cấp, thăm dò mở rộng các mỏ Mường Hum, huyện Bát Xát và khu Tân An, huyện Văn Bàn với mục tiêu trữ lượng gần 231 nghìn tấn; dự kiến đầu tư mới 03 dự án khai thác mỏ tại thành phố Lào Cai, huyện Bát Xát, huyện Văn Bàn. Giai đoạn năm 2031 - 2050, đầu tư mới dự án khai thác nếu có nhà đầu tư đồng bộ từ thăm dò, khai thác, chế biến gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Apatit là khoáng sản quý hiếm, có trữ lượng lớn và phân bổ chủ yếu ở tỉnh Lào Cai. Theo Quy hoạch, giai đoạn đến năm 2030 thăm dò mới 10 khu vực với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 260 triệu tấn khoáng sản Apatit các loại. Ưu tiên cấp phép các dự án thăm dò xuống sâu với các khu vực đã có giấy phép khai thác nhằm duy trì ổn định sản xuất. Duy trì sản xuất đối với các dự án đã cấp giấy phép khai thác (13 mỏ), cấp phép khai thác 18 dự án mới với mục tiêu tổng sản lượng khai thác từ 10,1 - 12 triệu tấn quặng Apatit các loại. Khai thác thu hồi Apatit loại III tại các khu lưu (13 kho) theo hình thức khai thác cuốn chiếu với tổng sản lượng ≈ 2.500.000 tấn/năm để cung cấp cho các nhà máy tuyển hiện có để duy trì nguồn nguyên liệu cho các dự án chế biến. Khai thác thu hồi các loại quặng Apatit loại III nghèo (hàm lượng < 10% P2O5) và loại II từ các khai trường đã khai thác cung cấp cho các nhà máy tuyển trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Duy trì hoạt động của các nhà máy tuyển quặng Apatit hiện có và đầu tư mới các nhà máy tuyển quặng Apatit theo các dự án khai thác mỏ để đáp ứng nhu cầu chế biến (các nhà máy tuyển quặng đầu tư mới có công suất tối thiểu 100.000 tấn sản phẩm/năm và tối đa 300.000 tấn sản phẩm/năm). Giai đoạn 2031 - 2050, thăm dò xuống sâu với các mỏ đã có giấy phép khai thác; duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép và cấp phép mới từ 4 - 5 dự án đảm bảo sản lượng khai thác đạt ≈ 16,8 triệu tấn quặng Apatit các loại, tập trung chủ yếu vào Apatit loại II.

Cùng với đó, Quy hoạch cũng triển khai hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản như Serpentin, Grafit, Quarzit, Thạch anh, Mica, Vermiculit, Nước khoáng và nước nóng thiên nhiên. Đối với khoáng sản Serpentin, giai đoạn đến năm 2030 duy trì hoạt động dự án đã cấp phép (Thượng Hà, xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên) với công suất khai thác 60 nghìn tấn/năm. Trong thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, quy hoạch khai thác mỏ Vermiculit Sơn Thủy - Tân Thượng, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai. Duy trì 02 dự án nghiền tuyển Mica (Nhà máy nghiền, tuyển Mica Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai và Nhà máy nghiền, tuyển Mica Làng Múc, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng) với công suất 200 tấn/năm để cung cấp cho thị trường trong nước. Khoáng sản Thạch anh thực hiện đầu tư thăm dò 22 đề án mới với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 11,5 triệu tấn tại 07 tỉnh; trong đó Lào Cai có 01 đề án tại khu vực Bản Liền, xã Bản Liền, huyện Bắc Hà với mục tiêu trữ lượng 243.000 tấn.

Giai đoạn đến năm 2030, hoàn thành các đề án thăm dò khoáng sản Grafit đã cấp phép như: An Bình - Yên Bái; Làng Khoai, Làng Mạ, Bông 2 - Lào Cai với mục tiêu trữ lượng ≈ 2,5 triệu tấn. Duy trì hoạt động của các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác các mỏ mới. Hoàn thành đầu tư các nhà máy đã cấp phép: grafit Bảo Hà; grafit Nậm Thi tại Lào Cai; đầu tư mới từ 2 - 3 dự án mới với công suất chế biến ≈ 110.000 tấn/năm grafit có hàm lượng > 99% để phục vụ các nhu cầu trong nước. Giai đoạn 2031 - 2050, duy trì hoạt động của các mỏ Grafit đã cấp phép với tổng sản lượng khai thác đạt ≈ 1,15 triệu tấn/năm và tổng sản lượng ≈ 110.000 tấn Grafit có hàm lượng > 99% để phục vụ các nhu cầu trong nước.

Đối với khoáng sản Quarzit, giai đoạn đến năm 2030 cấp phép thăm dò mới và thăm dò nâng cấp trữ lượng 04 điểm mỏ mới với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 23,8 triệu tấn tại 03 tỉnh, trong đó Lào Cai có 02 điểm mỏ tại huyện Mường Khương, huyện Bắc Hà; cấp phép khai thác mới 02 dự án tại Lào Cai. Giai đoạn 2031 - 2050 tiếp tục thăm dò mở rộng các điểm mỏ đã cấp phép khai thác hoặc thăm dò mới từ 04 - 05 điểm mỏ được phát hiện trong quá trình điều tra đánh giá địa chất khoáng sản giai đoạn 2021 - 2030 với mục tiêu trữ lượng đạt ≈ 28,4 triệu tấn. Cấp phép mở rộng nâng công suất các dự án đã cấp phép và cấp phép khai thác từ 05 - 10 dự án mới nâng tổng sản lượng khai thác lên ≈ 1,82 triệu tấn/năm.

Thăm dò mới gần 50 điểm mỏ (lỗ khoan) nước khoáng và nước nóng thiên nhiên với mục tiêu khai thác được ≈ 56.990 m3 nước khoáng/ngày - đêm trong giai đoạn đến năm 2030 để phục vụ nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng và nước uống đóng chai. Tại Lào Cai, thăm dò mới 01 lỗ khoan tại Bản Mạc, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát với mục tiêu 600m3/ngày trong giai đoạn 2021 - 2030. Khai thác dự án đã cấp (lỗ khoan LK4, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai) và dự án cấp mới (Bản Mạc, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát).

Cổng TTĐT tỉnh Lào Cai đã thống kê, tổng hợp thông tin về trữ lượng, tài nguyên, danh mục các đề án thăm dò, các dự án khai thác, chế biến khoáng sản của tỉnh Lào Cai tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ. Xin trân trọng giới thiệu:

TỔNG HỢP TRỮ LƯỢNG VÀ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN TỈNH LÀO CAI THỜI KỲ 2021 - 2023, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Thống kê từ Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Các loại quặng

Số mỏ

Đơn vị tính

Trữ lượng

Trữ lượng

Tài nguyên + Tài nguyên dự báo

Cộng

1

Quặng Chì - Kẽm

04

Tấn kim loại


131.814

131.814

2

Quặng Sắt

13

Tấn

124.086.071

8.804.000

132.890.071

3

Quặng Đồng

10

Tấn kim loại

366.574

624.461

991.035

4

Molipden

02

Tấn kim loại

7.000

21.000

28.000

5

Quặng Vàng

08

Vàng kim loại, kg

44.294

4.120

48.414

6

Quặng đất hiếm

05

Tấn TR2O3

42.706

303.658

346.364

7

Quặng Apatit

09

1.000 tấn NK

126.247

1.854.257

1.960.126

8

Serpentin

01

Tấn quặng NK

16.392.000

4.739.000

21.131.000

9

Grafit

03

Tấn quặng NK

6.714.913

12.328.010

19.042.923

10

Mica

02

Tấn quặng NK

564

936

1.500

11

Quarzit

04

1.000 tấn


45.000

45.000

12

Thạch anh

01

Tấn quặng NK


243.056

243.056

13

Vermiculit

01

Tấn quặng NK


100.000

100.000

14

Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

02

Tấn quặng NK

400

600

1.000

 

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ KHOÁNG SẢN TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 VÀ GIAI ĐOẠN 2031 - 2050

(Thống kê từ Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ)

STT

Tên Khoáng sản, đề án thăm dò

Diện tích (ha)

Đơn vị tính

Mục tiêu thăm dò

2021 - 2030

2031 - 2050

Trữ lượng

Trữ lượng

I

Quặng Chì - Kẽm (các đề án cấp mới)

236,8

Tấn kim loại

35.500


1

Khu vực Gia Khâu A, xã Nậm Chảy, huyện Mường Khương

154,2


12.500


2

Khu vực Bản Mế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai

12,3


8.000


3

Khu vực Suối Thầu, xã Bản Sen và xã Lùng Vai, huyện Mường Khương

70,2


15.000


II

Quặng Sắt (các đề án cấp mới)

95,6

Tấn quặng NK

14.684.720


1

Mở rộng khu mỏ sắt Kíp Tước xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai

20,7


1.000.000


2

Khu Đông và Bắc Qúy Xa, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

39,8


3.384.720


3

Nâng cấp trữ lượng (thăm dò bổ sung) khu mỏ sắt Ba Hòn - Làng Lếch, huyện Văn Bàn

68,1


8.300.000


4

Mở rộng nâng cấp trữ lượng mỏ Tác Ái, xã Sơn Thủy, huyện Văn Bàn

35


2.000.000


III

Quặng Đồng

6.757,1

Tấn kim loại

328.000

150.000


Đề án đã cấp

522,2


28.000



Mỏ Trịnh Tường, xã Nậm Chạc và xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát

522,2


28.000



Các đề án cấp mới

6.234,9


300.000

150.000

1

Khu mỏ đồng Lùng Thàng, xã Bản Qua, huyện Bát Xát

1.655,6


35.000

20.000

2

Khu mỏ đồng Nậm San, huyện Bát Xát

1.399,4


20.000


3

Mở rộng khu mỏ đồng Sin Quyền, xã Bản Vược và Cốc Mỳ, huyện Bát Xát

585,8


110.000

50.000

4

Mở rộng, xuống sâu khu mỏ đồng Vi Kẽm, xã Cốc Mỳ, huyện Bát Xát

315,3


30.000

30.000

5

Mở rộng, xuống sâu khu mỏ Tả Phời, thành phố Lào Cai

407,3