Lào Cai: Hoàn lưu bão số 3 làm 256 người tử vong, mất tích và bị thương (tính đến 12h ngày 14/09/2024)
Lực lượng chức năng tìm kiếm người mất tích
256 người tử vong, mất tích và bị thương; 12.364 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi,...
Theo báo cáo của Văn Phòng thường trực PCTT&TKCN, tính đến 12h ngày 14/09/2024, toàn tỉnh có 256 người tử vong, mất tích và bị thương, trong đó: 113 người chết (Sa Pa 09; Văn Bàn 02; Bắc Hà 21; Si Ma Cai 07; Bát Xát 14; Bảo Yên 60); 59 người bị mất tích (Bát Xát 03; Bắc Hà 13; Bảo Yên 43); 84 người bị thương: 84 người (thị xã Sa Pa 17; Bát Xát 10, Bắc Hà 17; Si Ma Cai 10; Bảo Yên 30).
Toàn tỉnh có 12.364 nhà ở bị ngập nước, sạt lở, lũ cuốn trôi,...:, trong đó (thiệt hại hoàn toàn >70%: 809 nhà; Thiệt hại rất nặng 50-70%: 586 nhà; Thiệt hại nặng 30-50%: 2.681 nhà; Thiệt hại 1 phần <30%: 2.097 nhà). Ngoài ra, Nhà hư hỏng công trình phụ trợ 608 nhà.
Hiện nay còn 88 thôn/21 xã bị cô lập, người dân chưa đi lại được do ngập lụt, sạt lở đường giao thông
Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề: 3.199,15 ha lúa bị thiệt hại; 1.536,1 ha ngô, hoa màu bị thiệt hại; cây trồng hàng năm khác (sắn, đao giềng…): 138,62 ha; Cây cảnh bị thiệt hại: 650 chậu địa lan và 84 cây cảnh các loại và 0,35ha hoa Ly tại thị xã Sa Pa. Diện tích cây ăn quả, cây lâu năm bị thiệt hại: 70,5 ha; Diện tích chuối bị gãy đổ: 11,8 ha; Diện tích cây lâm nghiệp bị thiệt hại: 316,14 ha; Diện tích cây công nghiệp, dược liệu bị thiệt hại: 16,15 ha; Cây giống nông nghiệp thiệt hại: 45.000 cây chuối và 400.000 cây quế
322,65 ha thủy sản và 800m3 cá nước ngọt bị thiệt hại; Cá thương phẩm bị chết, lũ cuốn trôi do vỡ ao, bể: 91,03 tấn và 449.000 con cá giống tại thị xã Sa Pa.
Tổng số 33.821 con (Trâu, bò, ngựa bị chết 99 con; Lợn, dê, cừu: 2.372 con; gia cầm bị chết 31.350 con). Chuồng trại chăn nuôi bị hư hỏng: 229 cái.
Thiệt hại về cơ sở hạ tầng: Quốc lộ: 4, 4D, 4E, 279: Sạt ta luy dương 479 vị trí, khối lượng sạt 192.222 m3; sạt ta luy âm 43 vị trí, chiều dài 1.363m; 28 vị trí hư hỏng mặt đường với diện tích 6.693m2; đất bùn tràn mặt đường, rãnh dọc 15.992m3...; gây ách tắc 71 vị trí; đến nay đã khắc phục 68 vị trí, còn lại 03 vị trí đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông bước 1. Tỉnh lộ: 151-162 sạt ta luy dương 536 vị trí, khối lượng sạt 612.543m3; sạt ta luy âm 50 vị trí, chiều dài 3.270m; hư hỏng mặt đường 23 vị trí với diện tích 7.882m2; bùn tràn mặt đường, rãnh dọc 31.547m3; 9/9 điểm ách tắc đang tiếp tục xử lý đảm bảo giao thông. Đường do huyện, xã quản lý: bị sạt lở, hư hỏng 916 tuyến, sạt ta luy dương 1.921 vị trí, khối lượng sạt 549.709m3, sạt ta luy âm 176 vị trí, chiều dài 136.222m; ngập úng cục bộ, ách tắc 619 điểm; đến nay còn 79 điểm ách tắc. Hiện nay các địa phương đang tiếp tục khắc phục.
Tổng số 149 công trình thủy lợi bị thiệt hai (Văn Bàn 44, TP Lào Cai 8, Bảo Yên 18, Bảo Thắng 04, thị xã Sa Pa 10; Bắc Hà 17, Bát Xát 19, Mường Khương 05; Si Ma Cai 14).
Công trình cấp nước sinh hoạt tập trung: Đa số hệ thống công trình cấp nước tại các địa phương xảy ra thiên tai đều đang dừng hoạt động, nguồn nước dùng sinh hoạt của nhân dân bị gián đoạn, ô nhiễm và thiếu trên diện rộng. Thống kê sơ bộ tại các địa phương đã liên lạc được, hiện có tổng số 172 công trình CNSH nông thôn bị ảnh hưởng, thiệt hại (Văn Bàn: 28 ; Sa Pa: 05 ; Bát Xát: 27 TP Lào Cai 07; Bảo Thắng 03; Bảo Yên 31; Mường Khương 7; Si Ma Cai 61; Bắc hà 03).
Và rất nhiều công trình thủy lợi và CNSH nông thôn khác bị thiệt hại nhưng chưa thể rà soát, thống kê được đầy đủ do hệ thống tuyến ống, đầu mối ở các khu vực bị sạt lở không thể tiếp cận đầu mối công trình, đồng thời hiện nay các địa phương đang ưu tiên nhân lực tập trung cứu hộ, cứu nạn, thông tuyến đường.
Toàn tỉnh có 21 trạm y tế, phòng khám, bệnh viện bị ngập lụt, cuốn trôi một số điểm (Bát Xát 3, Bảo Yên 5, Văn Bàn 1, Bắc Hà 5, Bảo Thắng 1, Si Ma Cai 1; Sa Pa 05). Trong đó: Số trạm y tế thiệt hại không tổ chức khám được: 03 trạm. (TYT xã Quang Kim - Bát Xát; TYT Cốc Lầu - Bắc Hà; TYT Bản Cái - Bắc Hà; 105 điểm trường học bị ảnh hưởng, thiệt hại (Si Ma Cai 9, Bát Xát 24, Mường Khương 12, Sa Pa 10, Văn Bàn 7, Bảo Thắng 3, Bắc Hà 17; Bảo Yên 11; Khối THPT 12 điểm trường); 11 nhà văn hóa bị ngập lụt, sạt lở đất (Bát xát 02, Si Ma Cai 02; Bảo Yên 05; Sa Pa 2). 05 điểm trụ sở xã, huyện bị hư hỏng, ảnh hưởng (Bát Xát 03, Si Ma Cai 02).
Còn 7 xã bị ảnh hưởng mất sóng di động của cả 3 nhà mạng (A Lù - Bát Xát; Bản Liền - Bắc Hà; Vĩnh Yên, Tân Tiến, Việt Tiến, Xuân Hòa Nghĩa Đô - Bảo Yên). Các huyện Bảo Thắng, Mường Khương, Sa Pa khắc phục xong toàn bộ các trạm phát sóng.
Tại Phúc Khánh – Bảo Yên; Bản Cái, Nậm Lúc – Bắc Hà khắc phục theo phương án phát sóng trạm 4G theo công nghệ, tần số mới nên chỉ phục vụ được một số khu vực, không roaming được sóng 2G
Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 55 xã, phường thị trấn bị ảnh hưởng bởi hoàn lưu cơn bão số 3, trong đó còn có 16 xã chưa đóng điện trở lại, chưa xác định được giá trị thiệt hại, do đường giao thông bị sạt lở nhiều cản trở việc đi lại nên chưa tiếp cận được để kiểm đếm khối lượng bị hư hỏng.
Thiệt hại khác, cầu treo dân sinh, ngầm tràn bị thiệt hại (Văn Bàn 16); 02 ô tô bị cuốn trôi (Văn Bàn 1, Sa Pa 1); 17 nhà máy thủy điện, 07 đơn vị khai thác khoáng sản bị thiệt hại do mưa lũ; 04 Trụ sở ngân hàng, phòng giao dịch bị ngập nước (Bảo Yên 01; TP Lào Cai 01; Si Ma Cai 01; Bắc Hà 01). Ta luy dương sau làn dân cư của trường Chính trị tỉnh, Tỉnh ủy đã bị trượt sạt gây sạt lở ảnh hưởng đến các hộ dân. Tại khu vực đường Lê Thanh, phường Bắc Cường (sau trường Chuyên) bị sạt lở.
Hiện nay lan can đá dọc bờ kè sông Hồng đường An Dương Vương phường Cốc Lêu, Kim Tân TP Lào Cai và đường Phạm Văn Xảo phường Lào Cai nhiều điểm bị hư hỏng, lũ quấn trôi.
Trung tâm Giống nông lâm nghiệp: vườn ươm giống cây ăn quả thôn Làng Quang xã Quang Kim ngập 57.000 cây ghép, hệ thống ao cá bố mẹ, cá hương, cá giống bị vỡ thiệt hại toàn bộ số cá gồm cá chép hương 60 vạn con, cá chép giống 10 vạn con, chép bố mẹ 150 cặp, cá giống trắm cỏ 1,8 vạn con, cá lăng giống 1.000 con, cá hô giống 6.000 con... 15 vạn cây lê cùng nhiều diện tích lúa giống bị ngập nước, 30m tường rào bị gãy đổ.
Tại BQL dự án khu kinh tế tỉnh: sạt lở 01 điểm nhỏ trên đường T5, KCN Đông phố mới có 01 điểm sạt lở nhỏ; 01 Trạm Kiểm lâm Lùng Phình bị Sập nhà vệ sinh, nhà bếp; đất, đá tràn vào nhà làm việc, hiện không làm việc (thiệt hải khoảng 70%). Đồn biên phòng xã A Mú Sung bị sạt lở vào 02 dãy nhà.
Ước thiệt hại ban đầu trên 3.235 tỷ đồng.
Công tác khắc phục thiệt hại
Đối với thiệt hại về người: Với phương châm cứu người trước, cứu tài sản sau, công tác cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm nạn nhân bị mất tích, đưa người bị thương đi cấp cứu được thực hiện với tinh thần khẩn trương, hiệu quả, an toàn nhất. Từ ngày 8 đến 6h ngày 14/9 tìm thấy nhiều thi thể nạn nhân và tổ chức bàn giao cho gia đình nạn nhân đưa về mai táng theo phong tục địa phương. Đưa được 82 người bị thương đến cấp cứu, chữa bệnh miễn phí tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện. Hiện các lực lượng vẫn nỗ lực ngày đêm tìm kiếm nạn nhân bị mất tích.
Đối với nhà ở: Nhận định mức độ nguy hiểm của mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, các huyện, thị xã, thành phố tổ chức di chuyển 6.262 hộ/27.315 khẩu ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến 6 h ngày 14/9 nước đã rút hết, các hộ dân bị ngập, lụt thiệt hại nhẹ cơ bản đã trở lại nơi ở. Công tác dọn dẹp, gia cố nhà ở, vệ sinh môi trường được thực hiện khẩn trương. Đến hiện tại, các hộ dân bị ảnh hưởng do ngập lụt, thiệt hại nhỏ dưới 30% đã cơ bản khắc phục xong. Các hộ thiệt hại nặng đang tiếp tục sửa chữa, khắc phục hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Các hộ bị sập nhà, mất nhà đã được bố trí ở nhờ nhà người thân, ở các khu kết hợp tránh trú cộng đồng (trụ sở uỷ ban, trạm y tế, trường học, nhà văn hoá,...,); đồng thời, được cung cấp thực phẩm, nước uống, nhu yếu phẩm thiết yếu, đảm bảo không có người dân bị thiếu, đói do mưa lũ.
Về sản xuất nông, lâm nghiệp: Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo mưa lũ, khắc phục hậu quả thiên tai; hướng dẫn các biện pháp khôi phục sản xuất đối với lĩnh vực Nông nghiệp. Phân công nhiều đoàn công tác xuống hiện trường phối hợp với các địa phương khắc phục thiệt hại. Chỉ đạo các cơ quan trực thuộc căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao khẩn trương xuống địa phương hướng dẫn nhân dân vệ sinh đồng ruộng, nạo vét kênh mương tiêu thoát lũ, tăng cường các biện pháp chăm sóc, trồng cấy lại. Hướng dẫn nhân dân tiêu độc, khử trùng, ngăn chặn mầm bệnh cho đàn vật nuôi...
Về giao thông: Sở Giao thông đang nỗ lực chỉ đạo Ban Quản lý bảo trì đường bộ Lào Cai, các nhà thầu quản lý bảo trì đường bộ tập trung nhân lực, máy móc hót dọn đất đá và các chướng ngại vật trên lề, mặt đường, lòng rãnh. Chỉ đạo tối đa lực lượng xuống hiện trường cùng các nhà thầu, bảo trì đường bộ, phối hợp với các địa phương thông tuyến. Đồng thời căng dây phản quang, phân luồng để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Một số điểm sạt lở mới xử lý được giao thông bước 1. Tổng số điểm ách tắc giao thông 642 điểm, đã khắc phục 513 điểm; còn lại 129 điểm, gồm: Tuyến quốc lộ còn 5 điểm; tuyến tỉnh lộ còn 11 điểm; đường huyện, xã còn 113 điểm ách tắc.
Sở Y tế tỉnh Lào Cai: Chỉ đạo các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, tuyến xã chuẩn bị đầy đủ 2 cơ số thuốc, 02 cơ số dụng cụ y tế sẵn sàng cho công tác cứu chữa bệnh nhân bị thương do thiên tai. Công ty Cổ phần Dược, vật tư y tế chuẩn bị 152 cơ số thuốc, 21 khoản. Tổng số thành lập 16 đội cấp cứu điều trị cơ động tuyến tỉnh gồm y, bác sỹ điều dưỡng, xử lý môi trường cùng các trang, thiết bị xuống hiện trường; 9/9 trung tâm y tế huyện, thị xã, TP thành lập đội giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm; 152 tổ cấp cứu cơ động tại các xã, phường, thị trấn thường xuyên ứng trực tại khu vực thiên tai để thực hiện nhiệm vụ.
Sở Thông tin truyền thông: Chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt các phương án xử lý tình huống nhằm đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành về phòng chống thiên tai. Phối hợp với Công an tỉnh phát hiện, xử lý 05 trường hợp đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, yêu cầu 20 tài khoản MXH, Tiktok FB gỡ thông tin chưa được kiểm chứng. Đang tiếp rà soát, củng cố, hoàn thiện 03 hồ sơ xử lý các đối tượng theo quy định. Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin có nhiều trạm BTS, cột truyền dẫn, tuyến cáp bị hư hỏng do mưa lũ dẫn đến 45 xã mất mạng Vinaphone, 25 xã mất mạng Viettel, 18 xã mất mạng Mobifone. Huy động gần 200 người, lập 22 tổ ứng cứu, xe ứng cứu sự cố, máy nổ, thiết bị vệ tinh để thực hiện công tác khắc phục. Đến 7h ngày 14/9 còn 06 xã bị ảnh hưởng mất sóng di động của cả 3 nhà mạng (A Lù - Bát Xát; Bản Liền - Bắc Hà; Vĩnh Yên, Tân Tiến, Việt Tiến, Nghĩa Đô - Bảo Yên).
Công tác hỗ trợ của Tỉnh đoàn Lào Cai: Đồng chí Bí thư Tỉnh đoàn trực tiếp xuống hiện trường xảy ra thiên tai huy động lực lượng đoàn viên giúp đỡ người dân khắc phục thiệt hại, thăm hỏi, động viên gia đình người gặp nạn. Thành lập 150 đội thanh niên tình nguyện tại chỗ, với trên 5.000 lượt đoàn viên tham gia hỗ trợ người dân. Huy động, ủng hộ 1,5 tỷ đồng (100 triệu tiền mặt, 1 tấn gạo, 1.578 thùng mỳ tôm, cùng nhiều nhu yếu phẩm khác...)
Sở Công thương: Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các nhà máy thuỷ điện, các công ty, doanh nghiệp khai thác khoáng sản, hầm lò, bãi thải... thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong vận hành, quản lý, khai thác, tạm dừng hoạt động khi có nguy cơ sập, sạt, ngập lụt. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các địa phương đảm bảo số lượng, ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng, thiết yếu phục vụ nhân dân. Qua rà soát các cửa hàng, siêu thị, nhà phân phối giá cả ổn định, giá cả một số mặt hàng rau, quả có phần tăng cao do hàng khan hiếm, giao thông chia cắt...Sở tổ chức nhiều đoàn công tác xuống địa phương được phụ trách, các nhà máy thuỷ điện, công ty, doanh nghiệp khai thác khoáng sản kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình có nạn nhân gặp nạn tại các nhà máy thuỷ điện.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Ban hành nhiều văn bản gửi các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ đạo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Qua báo cáo tình hình có 5 người lao động tại Thuỷ điện Đông Nam Á bị mất tích, 01 người bị thương, Điện lực Sa Pa có 1 người bị thương nhẹ (đã TH cùng số liệu thiệt hại về người ở trên), chi nhánh mỏ đồng Sin Quyền bố trí cho người lao động nghỉ làm do ách tắc giao thông, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Bát Xát, huyện Bảo Yên bị ngập, cô lập trong ngày 9-11/9 hiện đã bình thường, các đơn vị còn lại lao động việc làm tương đối ổn định trong những ngày lũ, không xảy ra sự cố do mất an toàn lao động. Sở tổ chức nhiều đoàn công tác xuống địa phương thực hiện công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thăm hỏi, giúp đỡ gia đình có nạn nhân gặp nạn. Trường Cao Đẳng Lào Cai tổ chức đội Thanh niên tình nguyện giúp đỡ các hộ gia đình bị thiệt hại do thiên tai tại thành phố Lào Cai, huyện Bảo Yên. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên thành phố Lào Cai, TT Kỹ thuật hướng nghiệp dạy nghề tiếp nhận, hỗ trợ các gia đình đến ở tránh trú trong khi xảy ra lũ.
Sở Giáo dục và Đào tạo: Ban hành nhiều văn bản gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố, các trường học trực thuộc thực hiện phòng, tránh, ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra. Theo báo cáo có 584/594 trường học từ khối Mầm non đến THPT phải cho học sinh nghỉ học tránh mưa, lũ; 32 học sinh bị chết (SL này đã thống kê trong biểu thiệt hại về người ở trên), 500 gia đình hộ giáo viên bị ảnh hưởng thiệt hại cần được hỗ trợ. Hiện nhiều trường, lớp bị ngập, lụt, sạt lở, hoặc làm nơi tránh trú thiên tai cho người dân vùng lũ. Sở đang chỉ đạo lực lượng giáo viên khẩn trương dọn dẹp, khắc phục thiệt hại, vệ sinh trường lớp, phun độc khử trùng, kiểm tra an toàn trường học khi ổn định mới tổ chức các hoạt động day-học.
Các sở, ngành, thành viên Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh; Công ty Điện lực Lào Cai, Công ty nước sạch, Công ty vệ sinh môi trường, các cơ quan đơn vị khác: Khẩn trương đưa lực lượng xuống hiện trường, khắc phục sự cố, ngay trong khi thiên tai xảy ra đảm bảo ổn định đời sống nhân dân sớm nhất có thể.
Công tác hỗ trợ, cứu trợ: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN tỉnh và nhiều sở, ngành khác đã khớp nối, liên hệ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân đến hỗ trợ cho các địa phương, người dân vùng bị thiên tai. Các đoàn công tác của Trung ương, của tỉnh, các địa phương đã tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, động viên, giúp đỡ gia đình bị thiệt hại là 51.299,6 triệu đồng (Trong đó: Hỗ trợ bằng hiện vật 12.166 triệu đồng; Hỗ trợ bằng tiền mặt 39.133,6 triệu đồng)./.