08/08/2016
Luật Điều ước quốc tế 2016, số 108/2016/QH13
Lượt xem: 7
Ngày 09/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật Điều ước quốc tế số 108/2016/QH13 nhấn mạnh, việc ký kết và thực hiện điều ước quốc tế phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; bảo đảm được lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và không được trái với Hiến pháp Việt Nam.
Nguyên tắc ký kết điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ và phải có văn bản bằng tiếng Việt, trừ khi có thỏa thuận khác. Trường hợp điều ước quốc tế được ký kết bằng nhiều thứ tiếng thì các văn bản có giá trị ngang nhau; nếu chỉ được ký kết bằng tiếng nước ngoài thì trong hồ sơ đề xuất ký kết phải có bản dịch bằng tiếng Việt của điều ước quốc tế đó.
Về hiệu lực, điều ước quốc tế hoặc một phần của điều ước quốc tế có thể được áp dụng tạm thời trong thời gian hoàn thành thủ tục để điều ước quốc tế có hiệu lực; việc áp dụng tạm thời điều ước quốc tế sẽ chấm dứt nếu bên Việt Nam thông báo cho bên ký kết nước ngoài hoặc bên ký kết nước ngoài thông báo cho bên Việt Nam về việc chấm dứt áp dụng tạm thời điều ước quốc tế đó, trừ trường hợp có quy định hoặc thỏa thuận khác.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016; thay thế Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế số 41/2005/QH11.
Xem chi tiết Luật 108/2016/QH13 Tại đây: