Page 419 - KyYeuKyVII
P. 419

- cấp ủy, chính quyền, sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, trường học tuy đã có
                    những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động nhưng việc triển khai thực hiện
                    nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật đôi lúc vẫn chưa thật sự đi vào
                    chiều sâu, thiếu linh hoạt. Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm ở một số đơn vị, địa
                    phương chưa được quan tâm đúng mức, chưa tổ chức đánh giá toàn diện, đầy đủ nguyên
                    nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của các loại tội phạm và vi phạm pháp luật; chưa có
                    các biện pháp cụ thể, phù hợp để phòng ngừa, ngăn chặn việc gia tăng phát sinh tội phạm.

                            - Công tác tuyên truyền còn nhiều hạn chế; hình thức, nội dung tuyên truyền chưa
                    phong phú, chưa phù hợp với chủ đề và đối tượng, địa bàn được tuyên truyền, nhiều khi
                    còn trùng dẫm thiếu hiệu quả.
                            - Việc cụ thể hóa nội dung công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của một số
                    sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa thực sự gắn kết giữa việc
                    thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với việc tích cực phòng, chống tội phạm; chưa huy động
                    tối đa được sức mạnh tổng hợp của toàn thể cán bộ, Nhân dân tham gia phòng, chống tội
                    phạm nên hiệu quả phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm chưa cao.

                            - Sự phối kết hợp giữa các ngành, đoàn thể, tổ chức, các đơn vị trong công tác
                    phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu chặt chẽ. Việc
                    trao đổi thông tin thực hiện Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đảm bảo an ninh,
                    trật tự, an toàn xã hội và nhiệm vụ quốc phòng giữa công an, quân sự, biên phòng có lúc
                    còn chưa thường xuyên, liên tục.
                            - Việc tham gia của quần chúng nhân dân trong công tác phòng, chống tội phạm
                    đôi khi còn thiếu tự giác, chủ động. Việc tham gia phát giác, tố giác tội phạm và vi phạm
                    pháp luật còn hạn chế, xuất phát từ tâm lý ngại va chạm, sợ liên lụy, sợ trả thù nên chưa
                    mạnh dạn trong tố giác tội phạm và trực tiếp tham gia đấu tranh với các loại tội phạm.

                            - Trình độ, năng lực của một số cán bộ ở cơ sở còn hạn chế, kinh phí, trang thiết bị,
                    công cụ hỗ trợ còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu công tác đặt ra.
                            - Công tác kiểm tra, giám sát có nơi còn buông lỏng, chưa thường xuyên và hiệu

                    quả.
                            3.  Nguyên nhân
                            - Do tác động khủng hoảng kinh tế, số lao động thiếu việc làm tăng, đời sống của
                    một bộ phận nhân dân còn thấp; sự đổ vỡ của hàng loạt các quỹ “tín dụng đen” làm ảnh
                    hưởng đến tình hình trật tự, an toàn xã hội.
                            - Do mặt trái của cơ chế thị trường, lối sống chạy theo đồng tiền bất chấp đạo lý
                    làm băng hoại đạo đức truyền thống, gia đình, xã hội. Quá trình đô thị hóa nhanh làm tình
                    trạng thanh thiếu niên không có việc làm, “đua đòi, lêu lổng“ , một số bộ phận do chuẩn
                    mực đạo đức xã hội xuống cấp; sự xâm nhập của văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy, nội dung
                    xấu; số người nghiện ma túy nhiều trong đó hiệu quả công tác cai nghiện còn thấp. Công
                    tác cai nghiện bắt buộc, đưa đi cơ sở











                                                                  10
   414   415   416   417   418   419   420   421   422   423   424