Huyện Bảo Yên phấn đấu đến hết năm 2025 có 300 ha dâu tằm sản xuất tập trung
Lượt xem: 104
CTTĐT - Đây là mục tiêu huyện Bảo Yên đặt ra tại Kế hoạch số 281/KH-UBND ngày 25/6/2024 phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm trên địa bàn giai đoạn 2024 - 2025. Việc phát triển vùng nguyên liệu Dâu tằm theo chuỗi giá trị sản phẩm nhằm nâng cao giá trị sản xuất, ổn định đầu ra cho sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống Nhân dân.

Phát triển vùng nguyên liệu đạt 300ha đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đạt 500ha

Xây dựng vùng sản xuất tập trung đạt 300 ha đến năm 2025, phát triển bền vững theo chuỗi giá trị, đảm bảo năng suất, chất lượng cao phục vụ du lịch nông nghiệp trên địa bàn huyện; năng suất kén đạt trên 2,0 tấn kén/ha dâu/năm; sản lượng kén đạt trên 600 tấn; giá trị sản phẩm trên 60 tỷ đồng/năm; tạo việc làm và thu nhập cho trên 400 lao động.

Trong đó giai đoạn 2024 - 2025 trồng mới và khôi phục đạt 269ha. Năm 2024 trồng mới gần 40ha, lũy kế đạt 70 ha, tập trung tại các xã Cam Cọn, Bảo Hà, Kim Sơn, Việt Tiến, Nghĩa Đô. Thực hiện trồng mới 15ha dâu tằm theo Dự án liên kết sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo thành vùng sản xuất dâu tằm hàng hóa tại các vùng nguyên liệu phục vụ nuôi tằm, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác. Năm 2025 thực hiện trồng mới 230ha tại các xã Cam Cọn, Bảo Hà, Kim Sơn, Việt Tiến, Nghĩa Đô; lũy kế toàn huyện đạt 300ha.

anh tin bai

Trồng dâu tằm tại huyện Bảo Yên (Ảnh: LCĐT).

Cây dâu tằm thời vụ có thể bố trí trồng quanh năm tuỳ thuộc vào ẩm độ và khả năng cung cấp nước tưới cho cây. Thời vụ tốt nhất vào trung tuần tháng 12 đến tháng 01 năm sau. Về cơ cấu giống, sử dụng giống dâu chất lượng cao (GQ2, S7), giống tằm cho năng suất kén cao (giống kén trắng Việt Nam như: TN1827, GQ2218, Lưỡng Quảng số 2 của Trung Quốc (đầu 7 và đầu 9).

Xây dựng mới 100 nhà nuôi tằm lớn có quy mô từ 100 m2 trở lên theo thiết kế có đủ phòng chức năng, có khả năng điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ cho tằm sinh trưởng theo các mùa (nuôi được 4 - 5 vòng tằm/lứa); 10 - 15 nhà tằm giống phân bố đều tại các xã trong vùng nuôi. Phấn đấu xây dựng 01 nhà máy ươm tơ dệt sợi đặt trên địa bàn huyện. Ứng dụng kỹ thuật nuôi tằm trên lưới và sử dụng né gỗ ô vuông; sử dụng giàn khay trượt nuôi tằm bằng khay sắt để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả nuôi tằm.

Thực hiện chuyển đổi 278 ha đất trồng cây hàng năm kém hiệu quả (đất trồng sắn, ngô…). Ưu tiên các diện tích đất màu soi bãi ven sông Hồng, sông Chảy, ven suối và đất trồng cây lâm nghiệp có giá trị thấp sang trồng cây dâu tằm theo các dự án liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm từ dâu tằm.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn kỹ thuật chuyên ngành nuôi tằm cho cán bộ kỹ thuật và người dân để chủ động trong việc xử lý dịch bệnh phát sinh trên con tằm.

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

Trong giai đoạn 2024 - 2025, huyện Bảo Yên tiếp tục duy trì và củng cố chuỗi liên kết sản xuất với Hợp tác xã Nấm Tam Đảo; tập trung phát triển các sản phẩm chế biến từ con tằm để đa dạng hóa sản phẩm nội tiêu (chế biến thành đông trùng hạ thảo…) và hướng tới chế biến lụa tơ tằm.

anh tin bai

Đoàn công tác tỉnh Lào Cai tham quan mô hình trồng dâu nuôi tằm tại tỉnh Yên Bái.

Thu hút thêm 01 - 02 doanh nghiệp ươm tơ dệt sợi quy mô lớn để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm kén tằm trên địa bàn huyện, tạo tính cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, củng cố lợi ích cho người trồng dâu nuôi tằm.

Thành lập tối thiểu 01 hợp tác xã, tổ hợp tác/xã trong vùng trồng dâu đứng ra ký kết hợp đồng liên kết với các doanh nghiệp, làm đại diện pháp lý cho các hộ dân, có trách nhiệm điều tiết sản xuất, bảo vệ quyền lợi hợp pháp luật cho các hộ dân.

Xây dựng vùng trồng dâu riêng biệt nhằm đảm bảo quản lý tốt dịch bệnh hại trên cây dâu và con tằm.

Phấn đấu xây dựng nhà máy chế biến và xây dựng thương hiệu Tơ tằm Bảo Yên. Xây dựng 01 cơ sở nuôi trồng Đông trùng hạ thảo từ kén tằm kết hợp chế biến, trưng bày và bán các sản phẩm từ Đông trùng hạ thảo tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện; xây dựng tối thiểu từ 03 sản phẩm OCOP từ kén tằm.

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện phát triển vùng nguyên liệu dâu tằm trên địa bàn huyện Bảo Yên giai đoạn 2024 - 2025 gần 20,8 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ, ngân sách tỉnh và vốn khác do doanh nghiệp, người dân đóng góp…/.

Thanh Huyền
  • PS ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI LÀO CAI 2024
    (25/06/2024)
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
1 2 3 4 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1