Khám phá nét đẹp trong các Lễ hội đầu Xuân ở Bảo Thắng
Lượt xem: 2278

CTTĐT – Bảo Thắng là thung lũng thuộc vùng đất cổ nằm chính giữa tỉnh Lào Cai. Nơi đây còn lưu giữ được các giá trị văn hoá khảo cổ, di tích lịch sử với những danh thắng. Đồng bào dân tộc Bảo Thắng có nhiều lễ hội dân gian đặc sắc tạo nên những nét văn hóa riêng, đa dạng và phong phú. Nổi bật là lễ hội “Hát Qua Làng” đặc trưng chỉ có ở Bảo Thắng nói riêng và Lào Cai nói chung.

Cùng với các địa phương trong cả nước, những ngày đầu Xuân Quý Mão năm 2023, tại huyện Bảo Thắng diễn ra khá nhiều lễ hội được tổ chức trong dịp đầu Xuân, đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử, nâng cao đời sống tinh thần cho Nhân dân.

anh tin bai

Đồng bào dân tộc người Dao Tuyển thể hiện rộn rã tiếng "Hát qua làng" tại ngày hội

Rộn rã tiếng “Hát Qua Làng” của người Dao Tuyển

Lễ hội “Hát qua làng” xuất phát từ phong tục truyền thống có từ lâu đời của người Dao Tuyển ở Bản Phiệt, huyện Bảo Thắng. Do từ xa xưa vùng đất sinh sống của dân tộc Dao Tuyển trên núi cao. Không có chợ nên đồng bào đã có phong tục Tết đến. Mở đầu Lễ hội là hát đối đáp giữa khách với chủ nhà. Lễ hội “Hát qua làng” ngày Xuân như một lời mời làng bản quanh vùng tới thi hát. Để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình bình an, hạnh phúc. Vì thế mà từ lễ hội, nhiều người ở xa nhau. Đã trở thành những người bạn tâm giao, thân thiết. Trong ngày hội “Hát qua làng”, những người bạn thân trong khắp bản, làng. Gặp nhau kể chuyện gia đình, chuyện làm ăn và chúc nhau năm mới vạn sự như ý và cùng tham gia các hoạt động thể thao như chơi bóng chuyền, ném còn, kéo co… tại lễ hội.

anh tin bai

Thắm tình mời nhau ly trà đầu Xuân

Vào mùa Xuân năm nay, khi lễ hội “Hát qua làng” của đồng bào Dao Tuyển được tổ chức, thì cũng được coi là lễ hội chung của toàn xã. Người hát trong lễ hội không kể già, trẻ, trai, gái. “Hát qua làng” có nhiều bài và các làn điệu như: Chúc năm mới, chúc phúc gia đình, giao duyên… Đặc sắc nhất là màn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi. Qua Lễ hội đã góp phần phát huy, bảo tồn truyền thống văn hoá tốt đẹp của người Dao Tuyển, một trong những dân tộc ít người của vùng núi Tây Bắc nói chung và địa bàn xã Bản Phiệt nói riêng. Ý nghĩa đặc biệt như vậy nên trong những năm gần đây, “Hát qua làng” đã được địa phương đặc biệt chú trọng bảo tồn và phát huy.

Ông Nguyễn Anh Tú, Chủ tịch UBND xã Bản Phiệt cho biết: Bên cạnh ý nghĩa của lễ hội, với cấp ủy, chính quyền và Nhân dân tại địa phương còn coi “Hát qua làng” là một hoạt động biểu thị quyết tâm giành thêm những thắng lợi mới trong hoạt động sản xuất đầu năm. Sau ngày hội, xã đã có kế hoạch chỉ đạo bà con bắt tay vào sản xuất vụ Xuân, làm đất, gieo mạ cho vụ Xuân 2023. Trong đó, tập chung một số nhiệm vụ khác như thu hoạch cây vụ đông, tiếp tục trồng rừng, chăm sóc và thu hoạch cây dứa, cây chuối và một số cây trồng để đảm bảo kế hoạch phát triển kinh tế của năm 2023.

Tư bừng Lễ hội Xuống đồng của dân tộc Nùng xã Phong Niên

Đây là lễ hội lớn nhất trong năm vừa được tổ chức ngày 29/01/2023 (Tức ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão), là hình ảnh thu nhỏ đời sống văn hóa, nét đẹp tinh thần - vật chất, đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Nùng nơi đây.

anh tin bai

Lễ hội xuống đồng hay còn gọi là lễ hội Lồng tồng của dân tộc Nùng, là một lễ hội mang đậm màu sắc dân gian, gồm 2 phần chính (phần lễ và phần hội). Phần lễ là các nghi thức cúng thần linh. Mâm lễ được đặt trang trọng trên bàn giữa khu đất bằng ngay trên bờ ruộng, nơi có sân khấu lễ hội. Các nghi lễ được các bậc cao niên trong bản tiến hành, với mong muốn thần linh sẽ ban cho dân bản nguồn nước để tưới cho những cánh đồng, ban cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu, cho con người sức khỏe để cày cấy.

anh tin bai

Lễ hội Xuống đồng thu hút đông đảo người dân và du khách trong và ngoài tỉnh đến xem

Sau phần lễ, phần hội được bắt đầu với các tiết mục văn nghệ độc đáo, hấp dẫn của các diễn viên không chuyên đến từ các thôn trên địa bàn xã và độc đáo với các trò chơi dân gian thu hút mọi thành phần, mọi lứa tuổi tham gia như: Ném còn, đi cầu khỉ, kéo co... Đặc sắc nhất trong hội chính là cuộc thi cày ruộng của người dân trong xã, thi xem ai cày giỏi nhất, nhanh nhất và khỏe nhất. Mọi người đứng trên bờ hò reo cổ vũ, người đứng cấy phải vừa nhanh tay vừa chú ý đường thẳng của hàng. Phần thắng sẽ thuộc về đội nào có đường cấy thẳng nhất. Nếu thắng cuộc, đồng bào người Nùng quan niệm năm đó, lúa của bản Nùng sẽ tươi tốt, không bị sâu bệnh, mùa màng được bội thu.

 anh tin bai

Hội thi kéo co tại buổi lễ thu hút được nhiều người tham gia reo hò cùng cổ vũ

Lễ hội xuống đồng của người Nùng đã được bảo tồn, lưu truyền từ lâu đời. Hiện nay lễ hội vẫn được chính quyền địa phương, du khách gặp gỡ, giao lưu văn hóa, thắt chặt tình đoàn kết, tạo khí thế vui vẻ cho một mùa vụ mới. Không chỉ có ý nghĩa tâm linh sâu sắc trong dịp Tết đến, Xuân về, lễ hội xuống đồng còn góp phần tô sắc cho bức tranh văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía bắc thêm phong phú, đa dạng.

Cũng trong ngày 29/1/2023, Lễ Hội Xuống đồng của người Giáy ở xã Bản Cầm cũng đã được tổ chức, để khởi đầu cho một năm cày cấy, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt.

Lễ hội Cầu mùa thôn Làng My xã Xuân Quang

Đặc điểm chung Lễ hội Cầu mùa ở Lào Cai, đều cầu cho người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi, lúa đầy bồ gà lợn đầy chuồng… Nhưng ở mỗi dân tộc khác nhau trong tỉnh cách thức tổ chức lễ hội rất khác nhau.

anh tin bai

Lễ hội Cầu mùa của người Dao Tuyển thôn Làng My, xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, thường được tổ chức vào ngày Tý tháng giêng hằng năm, cầu cho người yên vật thịnh, mùa màng tốt tươi, lúa đầy bồ gà lợn đầy chuồng… Đây là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của người Dao Tuyển, không cầu kỳ nhưng mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc của cả cộng đồng, thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần đoàn kết của cộng đồng người Dao ở thôn Làng My xã Xuân Quang nói chung và người Dao trên địa bàn huyện Bảo Thắng nói riêng.

Lễ hội Cúng rừng

Từ nhiều đời nay Lễ hội Cúng rừng vào đầu Xuân mới đã trở thành phong tục tốt đẹp được lưu truyền qua các thế hệ của người Dao Tuyển. Theo đó, để chuẩn bị cho lễ Cúng rừng, các hộ gia đình đồng bào Dao Tuyển sẽ bầu ra 1 chủ hộ và tất cả dân làng sẽ tập trung tại đây để chuẩn bị lễ vật. Lễ vật cúng rừng là các sản vật của dân làng đóng góp như: gà luộc, gan lợn, rượu, hương và bánh mật... đã được chuẩn bị sẵn từ ngày hôm trước.

anh tin bai

Từ sáng sớm, dân làng rước lễ vật đến  dưới cây cổ thụ ở khu rừng cấm của thôn để chuẩn bị cho lễ cúng thần Rừng

Khi bắt đầu lễ cúng, lễ vật sẽ được dân làng rước đến dưới cây cổ thụ ở khu rừng cấm của thôn, thầy cúng đỡ những mâm cỗ trên đầu dân làng và sắp lễ trước miếu thờ thần rừng. Nghi lễ cúng rừng có sự tham gia của đông đủ Nhân dân trong thôn và được thầy cúng - là người được người dân làng lựa chọn đứng ra thực hiện các nghi lễ trước miếu thờ thần rừng, thầy cúng phải có uy tín, am hiểu các luật tục. Nghi thức lễ được diễn ra rất trang trọng trước cây cổ thụ và miếu thờ thần rừng của làng. Thay mặt người dân, thầy cúng sẽ đọc bài tế thần có nội dung tạ ơn vị thần rừng của làng, đồng thời cầu xin một năm mới an lành, mưa thuận gió hoà, đời sống ấm no hạnh phúc.

anh tin bai
Thầy cúng phải là người có uy tín, am hiểu các luật tục, được người dân làng lựa chọn đứng ra thực hiện các nghi lễ trước miếu thờ thần Rừng

Kết thúc phần lễ đã diễn ra phần hội với nhiều tiết mục văn nghệ đặc sắc và các trò chơi dân gian như: đẩy gậy, ném còn, kéo co,....thu hút đông đảo nhân dân cùng tham gia cổ vũ.

Hội thi chim Hoạ My cảnh và Chào Mào hót đấu năm 2023

Nhằm tạo ra một sân chơi lành mạnh, xây dựng tinh thần đoàn kết, gặp gỡ và giao lưu học hỏi về kỹ năng của người nghệ nhân yêu thích bộ môn nuôi chim cảnh giải trí và chào mừng Xuân Quý Mão 2023. UBND huyện Bảo Thắng đã tổ chức Hội thi chim Hoạ My cảnh và Chào Mào hót đấu năm 2023 vào ngày 29/01. Hội thi năm nay đã thu hút được 118 lồng chim Chào Mào và 28 cặp chim Hoạ My tham gia. Đối với phần thi chọi chim Hoạ My, với thể thức thi đấu được quy định là hai lồng chim nhốt các con trống được để đối diện nhau thông qua chiếc cửa, còn hai lồng chim mái được đặt bên cạnh lồng chim trống để cổ vũ trận chiến (gọi là hộ chiến). Các trận đấu sôi nổi, hấp dẫn, quyết liệt, cặp chim họa mi chiến thi đấu loại trực tiếp từng đôi một, chọn ra cặp chim xuất sắc nhất để tranh tài trong trận chung kết.

anh tin bai

Cặp chim Hoạ My chiến tham gia thi đấu sôi nổi, quyết liệt

Đối với phần thi Chào Mào hót đấu, mỗi vòng đấu diễn ra trong 6 phút, Theo đó, những chú chim có biểu hiện sợ sệt, hót ít, hót thưa, ăn nhiều, hay rỉa lông và biểu hiện các tật xấu khác sẽ loại dần. Sau các vòng loại, Ban tổ chức chọn ra 4 chú chim xuất sắc tham gia vòng thi chung kết để xếp hạng.

Kết thúc hội thi, Ban tổ chức đã trao giải cho các phần thi, đối với phần thi Hoạ My cảnh giải Nhất năm 2023 đã thuộc về Nghệ Nhân Lê Hoài Nam (thị trấn Phố Lu). Đối với phần thi Chào Mào hót đấu, giải Nhất đã thuộc về Nghệ nhân Vũ Minh Hiếu (Cam Đường).

Hội thi chim Hoạ My cảnh và Chào Mào hót đấu của huyện Bảo Thắng đã tạo nên sân chơi lành mạnh, bổ ích, thắt chặt tình đoàn kết giữa các cá nhân, đơn vị yêu thích chơi chim cảnh trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, đây cũng là dịp để truyền tải tới mọi người thông điệp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn những giá trị của thiên nhiên. 

Hằng Nguyễn - Thanh Nga
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1