Lào Cai phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh được công nhận OCOP trong năm 2023
Lượt xem: 800
CTTĐT - Đây là một trong những mục tiêu chính đề ra tại Kế hoạch số 88/KH-UBND ngày 14/02/2023 thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Lào Cai năm 2023. 

Theo Kế hoạch, năm 2023 tỉnh Lào Cai tiếp tục thực hiện 06 nội dung gồm: Triển khai Chu trình OCOP thường niên; Đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực; Hỗ trợ phát triển sản phẩm; Hỗ trợ phát triển các tổ chức kinh tế; trao đổi kinh nghiệm, kết nối giao thương sản phẩm OCOP; hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP để đạt được 10 mục tiêu đề ra.

Trong đó phấn đấu có thêm ít nhất 30 sản phẩm tiềm năng, thế mạnh của các huyện, thị xã, thành phố được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên. Tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế về điều kiện sản xuất, văn hóa của địa phương, đặc biệt là sản phẩm các làng nghề, nghề truyền thống, dịch vụ du lịch nông thôn.

Đánh giá lại các sản phẩm OCOP hết thời hạn 36 tháng theo quy định. Tập trung vào đa dạng hóa, chế biến sâu các sản phẩm theo chuỗi giá trị, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp. Củng cố và nâng cấp ít nhất 50% sản phẩm OCOP đã được đánh giá và phân hạng; ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP gắn với thương hiệu sản phẩm, phát triển dịch vụ du lịch nông thôn.

anh tin bai

Một gian hàng trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm OCOP của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Ưu tiên phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, phấn đấu ít nhất có 60% chủ thể OCOP là hợp tác xã, 20% chủ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Có thêm ít nhất 30% các chủ thể OCOP xây dựng được chuỗi giá trị theo hướng OCOP xanh gắn với vùng nguyên liệu ổn định. Có thêm ít nhất 4% số làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống.

Tỷ lệ lao động được đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ phù hợp làm việc tại các chủ thể OCOP đạt tối thiểu 20%; phấn đấu có thêm ít nhất 2% chủ thể OCOP là nữ, ít nhất 5% chủ thể OCOP là người dân tộc thiểu số điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Có ít nhất 50% chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, sàn giao dịch thương mại điện tử…); 100% sản phẩm OCOP được đưa lên sàn thương mại điện tử, tạo gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử; phấn đấu có thêm từ 02 - 03 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố.

Tham gia các Hội chợ OCOP thường niên, Hội nghị kết nối giao thương và Diễn đàn hợp tác quốc tế mỗi làng/xã một sản phẩm nhằm đưa các sản phẩm được chứng nhận OCOP đến tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Trong năm 2023, tham dự và trưng bày sản phẩm tại Hội chợ OCOP thường niên tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Nội... Hỗ trợ xây dựng Dự án điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại thị xã Sa Pa, huyện Bắc Hà và thành phố Lào Cai.

Vận hành hiệu quả hệ thống cơ sở dữ liệu Chương trình OCOP nhằm hỗ trợ tích cực công tác quản lý Nhà nước, kết nối thông tin và chuyển đổi số. 100% các sản phẩm đánh giá mới đạt từ 3 sao trở lên được hỗ trợ bổ sung Logo OCOP vào bao bì sản phẩm, 80% chủ thể có sản phẩm được chứng nhận OCOP có Website riêng phục vụ quảng bá và xúc tiến thương mại điện tử.

Trong năm 2022, tỉnh Lào Cai đã tổ chức 2 đợt đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Theo đó, đợt 1 công nhận 31 sản phẩm của 17 cơ sở và đợt 2 công nhận 42 sản phẩm của 27 cơ sở đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên. Đến hết năm 2022, toàn tỉnh có 170 sản phẩm OCOP với 27 sản phẩm OCOP 4 sao và 143 sản phẩm OCOP 3 sao./.

Thanh Huyền
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1