28/04/2022
Bát Xát tiếp tục tập trung xây dựng các sản phẩm OCOP
Lượt xem: 1191
CTTĐT - Hiện nay, trên địa bàn huyện có 8 sản phẩm OCOP cấp tỉnh đạt từ 3 sao trở lên. Trong đó, sản phẩm OCOP đạt 4 sao gồm 2 sản phẩm là Gạo Séng Cù và Gạo Lứt Séng Cù, chiếm 25%; sản phẩm OCOP đạt 3 sao gồm 6 sản phẩm là Rượu trắng Pansipan, Dấm táo mèo Hoàng Liên, Miến Đao Thành Sơn, Lê Nậm Pung, Chè Bát Tiên Hướng Tâm, chiếm 75%.
Một số sản phẩm OCOP của huyện Bát Xát.
Năm 2022,
Bát Xát thực hiện phê duyệt 15 ý tưởng sản
phẩm có tiềm năng để phát triển sản phẩm OCOP. Trong đó, tập trung xây dựng 5 sản
phẩm có tiềm năng để lập hồ sơ công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên bao gồm:
Sản phẩm Cá rô phi nguyên con và cá chép cắt khúc của HTX thuỷ sản An Phong; sản
phẩm Chè Shan Hướng Tâm; Sản phẩm Cốm Bản Trung, xã Trịnh Tường và Miến đao của
HTX Hưng Hiền.
Thời gian
tới, Bát Xát tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực
xã hội để thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả
cao. Chỉ đạo rà soát, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình OCOP
của cả giai đoạn và hàng năm phù hợp với đặc điểm của địa phương; trong đó ưu
tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế và phát triển dịch vụ
du lịch tại nông thôn. Tổ chức rà soát thực trạng phát triển ngành nghề, sản phẩm
truyền thống, có định hướng và giải pháp cụ thể để hỗ trợ, gắn phát triển ngành
nghề, sản phẩm truyền thống với triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn. Đẩy
mạnh công tác thông tin truyên truyền, chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiêp, HTX, cộng đồng quảng bá và tiếp thị sản
phẩm; tham gia hội chợ triển lãm trưng bày và giới thiệu sản phẩm trong và
ngoài tỉnh. Chuyển đổi sản xuất theo hướng tăng quy mô gắn với chuỗi giá trị,
nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa
và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quang Phấn