Lào Cai: Phát triển CNTT và truyền thông, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số
Theo
đó, mục tiêu tổng quát của Đề án là:
Phát
triển CNTT và truyền thông, hướng đến chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số
nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành
chính trong toàn hệ thống chính trị, nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ người
dân, xã hội, nâng cao sự hài lòng, chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo động
lực, thúc đấy tăng trưởng kinh tế - xã hội và góp phần thực hiện thành công 2
lĩnh vực đột phá, 7 nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo
quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Chỉ
số sẵn sàng ứng dụng và phát triển CNTT - Truyền thông (ICT Index) tỉnh Lào Cai
trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu của cả nước, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh
tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số Hiệu quả quản trị và Hành chính công cấp tỉnh
(PAPI), chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân (SiPas), chỉ số cải cách hành
chính (PAR Index).
Mục
tiêu cụ thể:
*
Mục tiêu giai đoạn 2020 – 2025
Xây
dựng Trung tâm dữ liệu của tỉnh đáp ứng tiêu chuẩn cấp độ 3 (Tier 3). Kết nối mạng
diện rộng, mạng truyền số liệu chuyên dùng đến 100% cơ quan Đảng, Nhà nước. Hạ
tầng dịch vụ của 100% hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh chuyển đổi sang địa
chỉ IPv6. 100% cơ quan trong toàn hệ thống chính trị được đầu tư đảm bảo về hạ
tầng CNTT phục vụ triển khai ứng dụng CNTT.
Xây
dựng các CSDL dùng chung của tỉnh, trên 90% cơ quan, đơn vị được số hóa, xây dựng
cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành trọng điểm, có sự kết nối
chia sẻ dữ liệu, hình thành kho dữ liệu lớn, hệ sinh thái chính quyền điện tử
phục vụ hệ thống chính trị, phục vụ xã hội.
90%
hồ sơ công việc cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc cấp huyện và 60% hồ sơ công việc
cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có
nội dung mật).
Trên
90% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua hệ thống
thông tin báo cáo của tỉnh, kết nối với hệ thống báo cáo quốc gia.
60%
hệ thống thông tin có liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã đưa vào vận
hành, khai thác có kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu.
Trên
80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến
mức độ 3, mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau,
bao gồm cả thiết bị di động; tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức
độ 4 thiết yếu của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết
dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt 50% trở lên; 100% giao dịch giữa
hệ thống thông tin một cửa dịch vụ công của tỉnh với Cổng dịch vụ quốc gia được
xác thực điện tử.
100%
cơ quan, đơn vị, địa phương được triển khai giải pháp nâng cao an toàn thông
tin.
90%
cán bộ, công chức các cấp chuẩn hóa kỹ năng về ứng dụng CNTT.
Từng
bước xây dựng, phát triển dịch vụ đô thị thông minh theo hướng bền vững tại khu
đô thị trọng điểm thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; lựa chọn triển khai mô
hình điểm đô thị thông minh gắn với chuyển đổi số toàn diện cho 01 phường của
thành phố Lào Cai, 01 phường và 01 xã của thị xã Sa Pa, đánh giá nhân rộng đến
các địa phương khác đủ điều kiện. Chuyển đổi số, phát triển Cửa khẩu Quốc tế
Lào Cai thành mô hình mẫu đô thị thông minh, mở rộng giao thương qua kết nối số.
100%
xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh và các thôn, bản, tổ dân phố có cụm
loa phát thanh hoạt động đáp ứng tiêu chuẩn (triển khai ứng dụng CNTT - viễn
thông đối với các đài, cụm mới đầu tư); 100% cán bộ vận hành trạm truyền thanh
cấp xã và cụm loa truyền thanh thôn bản, tổ dân phố được tập huấn, nâng cao
trình độ nghiệp vụ.
100%
các xã, phường, thị trấn, thôn, bản, tổ dân phố đọc được báo, xem được truyền
hình và nghe được phát thanh của tỉnh trên thiết bị thông minh.
* Định hướng đến năm 2030: Chuyển đổi số toàn
diện trong các cơ quan hệ thống chính trị, phát triển chính quyền số, xã hội số,
kinh tế số, cụ thể:
100%
cơ quan trong hệ thống chính trị được đầu tư đảm bảo điều kiện về hạ tầng CNTT,
kết nối mạng nội bộ, mạng diện rộng băng thông rộng, chất lượng cao, đảm bảo an
toàn thông tin, an ninh mạng. Phát triển dịch vụ mạng di động 5G phục vụ xã hội.
Hoàn
thiện hệ thống nền tảng số, 100% cơ quan, đơn vị được số hóa, xây dựng cơ sở dữ
liệu, kết nối, chia sẻ dữ liệu rộng khắp, hình thành hệ sinh thái số phục vụ
công tác chỉ đạo, điều hình, dự báo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, phục
vụ các ngành kinh tế trọng điểm, phục vụ xã hội.
100%
hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, cấp huyện và 90% hồ sơ công việc tại cấp xã được
xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).
Phát
triển 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, được cung cấp trên nhiều phương tiện
truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.
100%
cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, chuẩn hóa kỹ năng số, phát triển
nhân lực có kỹ năng số trong toàn xã hội.
Tiếp tục phát triển đô thị thông minh triển khai nhân rộng theo lĩnh vực, khu vực,
hình thành mạng lưới liên kết các đô thị thông minh, có khả năng lan tỏa.
Chuyển
đối số, đồng thời đảm bảo điều kiện hạ tầng hệ thống thông tin cơ sở, phát thanh,
truyền thanh, truyền hình đến 100% phường, xã, tổ dân phố, thôn, bản; 100% người
dân xem được truyền hình và nghe được đài phát thanh của tỉnh trên thiết bị
thông minh.
* Tầm nhìn đến năm
2045
Phát
triển hạ tầng số, sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, nền tảng dữ liệu đáp ứng
nhu cầu bùng nổ về kết nối và xử lý dữ liệu lớn, ứng dụng các công nghệ hiện đại
của thế giới, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là nền tảng vững chắc cho nền kinh
tế số; Phổ cập internet tốc độ cao, băng thông rộng đến hộ gia đình.
Phát
triển đô thị thông minh tại 100% khu đô thị trên địa bàn tỉnh thúc đẩy mục tiêu
tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi
thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu hiệu quả tài nguyên,
con người, nâng cao chất lượng cuộc sống; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh
tế, hội nhập quốc tế./.