Phát huy hiệu quả các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Việc thực hiện các chính sách dân tộc như: Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I năm 2021 - 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg
ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách cho người có uy tín theo
Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách
tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của nhà nước trong đồng bào dân
tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh... đã đem lại nhiều kết quả khả quan.
Ngày hội đại đoàn kết
các dân tộc
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tỉnh Lào Cai đã tổ chức hội nghị gặp mặt
người Dao có uy tín, thảo luận, bàn giải pháp gìn giữ, bảo tồn, phát huy truyền
thống văn hóa và cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu, phù hợp với quy định của
pháp luật tại thành phố Lào Cai và thị xã Sa Pa; Tổ chức gặp gỡ một số người có
uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bảo Thắng tham vấn ý kiến đề xuất
xây dựng chính sách giai đoạn tới... Tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện tốt chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Cùng với đó, tỉnh cũng chú trọng đến công tác
phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống: xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết
thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn
II (2021-2025) và năm 2022; Xây dựng Mô hình điểm về phòng, chống tảo hôn
và hôn nhân cận huyết thống; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tảo
hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số năm 2021, quý I/2022. Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới gắn với tuyên truyền phổ
biến, giáo dục pháp luật trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, công tác chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục - đào tạo có những chuyển biến tích cực, trong 6 tháng đầu năm tổng số lượt khám chữa bệnh trên 700
nghìn lượt, khám chữa bệnh BHYT gần 367 nghìn lượt. Duy trì triển khai mô hình tư vấn và khám sức khoẻ trước kết hôn và động cải
thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em trên địa bàn. Tăng cường giám sát, tuyên
truyền, vận động người dân tộc thiểu số thực hiện các biện pháp phòng chống dịch
bệnh (phát huy vai trò của người có uy tín, thầy mo, thầy cúng; tuyên truyền trực
quan…). Trên địa bàn tỉnh có 9 trường PTDT nội trú, 134 trường PTDT bán trú với
tổng số 1.684 lớp, 43.474 học sinh; có 131 trường phổ thông có học sinh bán trú,
với tổng số 21.000 học sinh bán trú; có 5/9 trường PTDT Nội trú đạt chuẩn quốc
gia, chiếm 55,5%; 70/134 trường PTDTBT đạt chuẩn quốc gia, đạt 52,2%. Công tác
phổ cập giáo dục được duy trì vững chắc và nâng cao chất lượng, việc học xóa mù
chữ hiện nay đã trở thành nhu cầu thực sự của người dân. Tỷ lệ thanh thiếu niên
từ 15-18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt 92,7%; tỷ lệ người biết chữ trong độ
tuổi từ 15-60 đạt 95%.
Các hoạt động văn hoá thể thao được quan tâm phát triển, bản sắc văn hoá đồng
bào được bảo tồn và phát huy, các tập tục lạc hậu dần được cải tạo. Đầu năm 2022, tỉnh Lào
Cai đã được công nhận 02 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Tri thức
canh tác ruộng bậc thang của người Hà Nhì Bát Xát và Nghề dệt của người Dao Họ ở
Bảo Thắng. Bảo tồn Lễ cưới của người Dao Tuyển tại xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai. Sưu tầm tư liệu, chụp ảnh, quay phim toàn bộ lễ cưới người Dao
Tuyển. Duy trì các lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho thanh thiếu niên. Lập hồ sơ
di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia... Các CLB thể dục thể
thao, đội văn nghệ xã, phường, thị trấn hoạt động thường xuyên và hiệu quả, góp
phần nâng cao sức khỏe toàn dân, tạo ra sân chơi văn hóa tinh thần lành mạnh
trong cộng đồng các dân tộc...
Đặc biệt, Đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số không ngừng củng cố, phát triển về số lượng, từng bước
nâng cao chất lượng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, đến nay số cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc
thiểu số của tỉnh là 7.744 người, chiếm 30,44%. Quốc phòng, an ninh được đảm bảo, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững,
qua đó tạo niềm tin vững chắc của đồng bào các dân tộc với Đảng, Nhà nước, củng
cố khối đại đoàn kết các dân tộc.
Mặc dù tỉnh đã có nhiều cố gắng thực hiện các nhiệm vụ nói chung và các
chính sách dân tộc nói riêng, nhưng vẫn còn một số hạn chế, khó khăn vướng mắc:
Thời thiết khắc nghiệt và dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống
của nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Khó
khăn trong việc triển khai, thực hiện chương trình MTQG; Khó khăn trong việc thực hiện các chính sách đối với
nhóm dân tộc có khó khăn đặc thù và
nhóm dân tộc còn khó khăn...
Để các chính sách dân tộc đi vào cuộc sống, trong thời
gian tới UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh cần tập
trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm: Nắm bắt tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu
số (như: Tình hình di cư tự do, phụ nữ đi khỏi địa phương không rõ nguyên
nhân... Không để xảy ra những điểm nóng gây mất trật tự an toàn xã hội; củng cố,
tăng cường thế trận an ninh nhân dân, an ninh quốc phòng vùng DTTS); Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vùng đồng bào dân tộc thiểu số;
Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; Giải quyết kịp thời các tâm tư, nguyện vọng của
nhân dân, tạo điều kiện để đồng bào phát triển kinh tế, nâng cao mức sống, ổn định
dân cư; Triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ./.
Linh Vũ