Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai
Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 04 Khu công nghiệp, thương mại, gồm: KCN Tằng Loỏng,
KCN Đông Phố Mới, KCN Bắc Duyên Hải, Khu thương mại ‑ công nghiệp Kim Thành. Đối
với cụm công nghiệp theo quy hoạch có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt, trong
đó có 03 cụm công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt động ổn định (CCN
Đông Phố Mới, CCN Bắc Duyên Hải; CCN Sơn Mãn thuộc Thành phố Lào Cai), 02 cụm
công nghiệp đang trong quá trình đầu tư (CCN Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn
và CCN Phố Ràng huyện Bảo Yên).
Công tác bảo vệ môi trường
Công tác quản lý bảo vệ môi trường đối với các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã được tăng cường đẩy mạnh,
tuy nhiên về các vấn đề ô nhiễm môi trường chính tại các Khu, cụm CN hiện nay tập
trung chủ yếu tại KCN Tằng Loỏng bởi đây là KCN tiểm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm
môi trường cao, nơi tập trung các cơ sở sản xuất hóa chất, phân bón, luyện kim ...
Hoạt động
sản xuất tại các khu công nghiệp
Các KCN trên địa bàn tỉnh đã đầu tư đầu tư, vận hành hạ tầng bảo vệ môi trường hệ thống xử lý nước thải, khí thải, thu gom xử lý chất thải. Về nước thải, theo thống kê tổng lượng nước thải phát
sinh tại 04 khu, cụm công nghiệp, khu thương mại khoảng trên 6.204 m3/ngày
đêm, tập trung chủ yếu tại KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng. Đối với KCN Tằng
Loỏng 11 nhà máy đã tiến hành thu gom đấu nối xử lý nước thải với nhà máy xử lý
nước thải tập trung giai đoạn 1 tại KCN, việc xử lý nước thải tại các KCN cơ
bản đã được kiểm soát giảm thiểu nguy cơ tác động môi trường. Đối với 02 nhà
máy xử lý nước thải tập trung đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động
liên tục theo quy định.
Về
khí thải: Tổng lượng khí thải các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp khoảng
1,7 triệu m3/ giờ, phần lớn phát sinh từ các nhà máy KCN Tằng
Loỏng (Nhà máy DAP số 2; Gang thép Lào Cai, luyện đồng Lào Cai; Phụ gia thức
ăn gia súc; Nhà máy sản xuất Axit trích ly 100.000 tấn/năm và Nhà máy sản xuất
phân lân giầu TSP 100.000 tấn/năm của Công ty Cổ phần phân bón hóa chất Lào Cai
và các nhà máy sản xuất phốt pho vàng) với thành phần khí thải chủ yếu gồm
SO2, NOx, CO, HF, hơi axít, bụi... Cơ bản các doanh nghiệp đã đầu tư các công trình xử lý khí thải bằng các công
nghệ như Xyclon lọc bụi ướt; lọc bụi tĩnh điện (các nhà máy phốt pho); hệ thống
lọc bụi túi vải kiểu xung điện (nhà máy gang thép..). UBND
tỉnh đã yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc lắp đặt hệ thống quan trắc khí
thải tự động liên tục, tính đến thời điểm hiện nay có 13 đơn vị phải lắp đặt hệ thống QTTĐ khí thải với 40 nguồn
thải.
Về chất thải rắn, tổng
khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường (CTRCNTT) phát sinh
trên toàn tỉnh khoảng 8.160 tấn/ngày đêm, tập trung chủ yếu tại KCN Tằng Loỏng (7.738
tấn/ngày). Đối với chất thải nguy hại phát sinh đã được các doanh
nghiệp thu gom, lưu giữ và kí hợp đồng chuyển giao cho đơn vị có đủ chức năng thực hiện việc xử lý và báo cáo công tác quản lý với cơ
quan thẩm quyền.
Giai đoạn 2020-2022, tỉnh
đã tổ chức 12 cuộc kiểm tra về lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở sản xuất
kinh doanh trên địa bàn tỉnh
Giải
pháp bảo về môi trường
Để đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân nằm trong phạm vi bán kính
ảnh hưởng do tác động cộng hưởng ô nhiễm môi trường các nhà máy sản xuất trong
KCN Tằng Loỏng. UBND tỉnh đã phân bổ nguồn kinh phí cho UBND huyện Bảo Thắng để
tổ chức di chuyển các hộ dân theo phương án đã được duyệt.
Trước đó, năm 2017, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3459/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 về
quy chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh
Lào Cai, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp
trong công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có hiệu lực thi
hành, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát tham mưu UBND tỉnh
sửa đổi, bổ sung quy chế phối hợp cho phù hợp theo quy định của Luật.
Giai
đoạn 2020-2022, tỉnh đã tổ chức 12 cuộc
kiểm tra về lĩnh vực môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa
bàn tỉnh. Trên cơ sở kết quả kiểm tra đã yêu cầu các doanh nghiệp khắc phục các
tồn tại; đồng thời với các hành vi vi phạm đã lập biên bản vi phạm và ban hành
quyết định xử phạt 27 tổ chức/cá nhân với tổng số tiền trên 1,7 tỷ đồng. Ngoài chính quyền địa
phương cũng thường xuyên kiểm tra đột xuất khi có phản ánh của các tổ chức, cá
nhân, báo chí về các vấn đề ô nhiễm môi trường; ngoài ra chỉ đạo tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp; cơ sở sản
xuất chế biến sắn, gỗ ván bóc...
Vấn đề bảo vệ môi trường tại KCN, đặc biệt là KCN Tằng Loỏng
vẫn còn tiểm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, nhất là các bãi thải gyps của
các nhà máy sản xuất phân bón DAP, Đức Giang. Một số doanh nghiệp chưa hoàn thiện
việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục khí thải, nước thải theo quy định;
một số thời điểm còn để xảy ra sự cố môi trường...
Trong
thời gian tới, Lào Cai tiếp tục rà
soát, kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các khu vực khai thác, chế biến khoáng sản tại khu, cụm công nghiệp đặc biệt là khu công nghiệp Tằng Loỏng; Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát an toàn các bãi
thải, hồ chứa quặng đuôi đảm bảo không để xảy ra sự cố mất an toàn hồ đập, yêu
cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc cải tạo, hoàn nguyên môi trường./.
Linh
Vũ