Đồng
chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch dự và chỉ đạo hội
nghị. Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Lào Cai có lãnh đạo Sở Văn hóa, thể
thao và Du lịch; lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh.
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh
Lào Cai
Theo báo cáo tại hội nghị, từ khi luật di sản
văn hóa đi vào thực hiện đã phát huy vai trò trong việc bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa vật thể; bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể; hoạt động
bảo tàng; bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu; hợp tác quốc tế về bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa; công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ và
phát huy giá trị di sản văn hóa. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch đã chỉ đạo Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố tổ chức
nhiều hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Di sản văn hóa ở các cấp, các địa
phương trong cả nước bằng nhiều hình thức khác nhau. Theo thống kê từ Báo cáo
của các Bộ, ngành, địa phương, đã có tổng cộng 300 văn bản liên quan được ban
hành nhằm cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị
di sản văn hóa.
Trên
cả nước, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xếp hạng
trên 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xếp
hạng 3.590 di tích quốc gia và Thủ tướng Chính phủ đã xếp hạng 119 di tích quốc
gia đặc biệt; đồng thời, có trên 4 vạn di tích đã được kiểm kê theo quy định của
Luật di sản văn hóa. Trong số đó, đã lựa chọn các di tích tiêu biểu để lập hồ
sơ khoa học, trình và đã được UNESCO ghi danh 08 Di sản Văn hóa và Thiên nhiên
Thế giới.
Thực
hiện quy định của Luật Di sản văn hóa và Công ước 2003, tính đến nay, cả nước
đã có khoảng 7 vạn di sản trên cả nước được kiểm kê, 416 di sản được đưa vào
Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, 14 di sản được UNESCO ghi danh
(bao gồm 13 di sản văn hóa phi vật thể trong Danh sách đại diện của nhân loại
và 01 di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách cần bảo vệ khẩn cấp). Hiện,
UNESCO đang xem xét theo lộ trình 02 Hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể của Việt
Nam đã trình trong thời gian vừa qua là: Nghề làm gốm của người Chăm, Nghề làm
tranh dân gian Đông Hồ…
Đối
với tỉnh Lào Cai, toàn tỉnh hiện có 52 di tích (21 quốc gia và 31 cấp tỉnh),
37 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia dẫn đầu cả nước; 02 di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại. Thực hiện Luật Di sản văn hóa, tỉnh Lào Cai đã ban
hành 04 văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức phân cấp về bộ máy quản lý di tích
giao cho các địa phương quản lý: toàn tỉnh có 03 ban quản lý di tích huyện, thị
xã, thành phố làm việc theo chế độ chuyên trách, các di tích đơn lẻ còn lại đều
thành lập ban quản lý di tích làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các di tích đều
có quy chế, nội quy làm việc, nội quy tham quan, bảng trích giới thiệu về di
tích, biển chỉ dẫn. Toàn tỉnh hiện có
10.786
hiện vật, tư liệu, 02 bảo vật quốc gia.
Thảo luận tại hội nghị, các
đại biểu đã tập trung thảo luận về thuận lợi, khó khăn, vướng
mắc cần tháo gỡ trong quá trình thực hiện Luật Di sản văn hóa; vấn đề
cần sửa đổi, bổ sung hoặc những nội dung mới chưa có trong quy định, đưa ra những
giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả của Luật Di sản văn hóa.
Phát
biểu tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch nhấn mạnh: Di sản văn hóa cần phải được gắn kết với cộng đồng, là cốt
lõi của bản sắc dân tộc và cơ sở sáng tạo những giá trị mới để giao lưu văn
hóa. Vì vậy cần nâng cao nhận thức và thể chế hóa, bám sát các quan điểm chỉ đạo
và phát huy giá trị di tích, di sản, để hệ giá trị di tích di sản thực hiện vai
trò dẫn dắt, quảng bá, thương hiệu khẳng định hồn cốt dân tộc. Bên cạnh đó, cần
tạo ra mối quan hệ tương thích, đồng bộ giữa Luật Di sản văn hóa và các bộ luật
khác để tạo động lực cho sự phát triển; Củng cố, nâng cao chất lượng đào tạo
chuyên ngành về bảo tồn di tích, bảo tàng, di sản văn hóa phi vật thể; Xây dựng
chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành Di sản văn hóa, đổi mới chương
trình, nội dung đào tạo theo từng lĩnh vực cụ thể…
Thảo Châu