Bảo Thắng: Tập trung nguồn lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Lượt xem: 149
CTTĐT - Bảo Thắng hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%. Thời gian qua, huyện Bảo Thắng đã tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình của Trung ương, của tỉnh để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nhờ đó, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện đã được cải thiện đáng kể.

anh tin bai

anh tin bai

 Lãnh đạo, lực lượng chức năng huyện, xã cùng đồng bào DTTS chung sức làm đường giao thông nông thôn.

Tập trung nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS, vùng đặc biệt khó khăn; toàn huyện Bảo Thắng có tổng số 765,1km đường giao thông, trong đó 341/341 km đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa đến các vùng đồng bào DTTS ở các thôn vùng đặc biệt khó khăn như: Ải Nam, Sín Thèn - Thị trấn nông trường Phong Hải; Cốc Pục - xã Xuân Quang; Phìn Giàng, Làng Có, Tân Hồ - xã Phong Niên; Tràn Xoan, Mom Đào - xã Thái Niên, xe ô tô đã đến được trung tâm thôn... Đầu tư 19 công trình thủy lợi tại các thôn có đồng bào dân tộc sinh sống của 14/14 xã, thị trấn, trị giá hơn 12,7 tỷ đồng. Đến nay 14/14 xã, thị trấn có trạm y tế, trường học, 188/188 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Phát triển hạ tầng truyền dẫn phát sóng đồng bộ, đảm bảo chuyển tải được các dịch vụ phát thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu của đồng bào DTTS trên địa bàn.

anh tin bai

Đoàn kết, chung sức chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS nơi đây và giữ gìn đường làng, ngõ xóm luôn xanh - sạch - đẹp. 

Trong phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay toàn huyện đã trồng được gần 400 km đường hoa, trên 453 km đường điện thắp sáng, gần 250 km đường cờ theo mẫu và mở rộng được 147 km đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, huyện thực hiện 12,5 km đường được lát vỉa hè tại các xã Sơn Hải, Sơn Hà, thị trấn nông trường Phong Hải, xã Phú Nhuận, thị trấn Tằng Loỏng và sẽ tiếp tục nhân rộng. Phấn đấu đến hết năm 2024, toàn huyện có khoảng 50 km đường trung tâm các xã, thị trấn được lát vỉa hè. Kết quả sau 13 năm xây dựng NTM, toàn huyện có 11/11 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có 03/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (Sơn Hà, Xuân Quang, Sơn Hải) và huyện Bảo Thắng phấn đấu đến năm 2025 là huyện nông thôn mới nâng cao.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện; đến nay toàn huyện có 39 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, 100% các sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử và hiện đang là địa phương đứng đầu toàn tỉnh về số lượng sản phẩm OCOP. Nhờ đó đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện ngày càng được nâng lên, cải thiện đáng kể.

Để tiếp tục chăm lo cho đồng bào DTTS và miền núi, Bảo Thắng đã và đang tập trung thực hiện một số nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Đẩy mạnh triển khai hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Chương trình MTQG xây dựng NTM trên địa bàn; chú trọng đầu tư, hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào DTTS; cải thiện điều kiện sinh kế, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế; đầu tư hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS.../.

Kim Dung
  • GIỚI THIỆU LÀO CAI
    (20/07/2023)
  • XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
    (20/07/2023)
  • PS Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai năm 2022
    (22/12/2022)
  • PS XÃ NGHÈO NỖ LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
    (15/12/2022)
  • PS Duy trì và nâng chuẩn các tiêu chí nông thôn mới
    (20/11/2022)
1 2 3 
Đăng nhập
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1